Bất động sản

3.000 tỷ đồng để xây 10 cầu vượt đường sắt.

Sau chuyến công tác đặc biệt trên buồng lái tàu hỏa ở “cung đường tử thần”, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng đã trao đổi với phóng viên

Thứ trưởng Hùng nói: “Hơn 90% vụ tai nạn đường sắt là do nguyên nhân khách quan. Năm nay, bằng các biện pháp cụ thể, chúng tôi cố gắng phấn đấu giảm 10% số vụ”.



Vừa đi qua đoạn đường sắt mà các lái tàu sợ nhất, thứ trưởng có cảm nhận gì?



Kết cấu hạ tầng đường sắt của Việt Nam đã hơn 100 năm. Tình trạng phát triển đô thị khiến nhà mọc đến đâu đường ngang dân sinh ra đến đó. Cũng như đường bộ xây đến đâu, người dân xây nhà dọc ven đường đến đó, nên dẫn tới không đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Về nút giao giữa đường bộ và đường sắt, theo Luật đường sắt, đường nào làm sau phải làm vượt (treo cao, khác mức) qua đường kia.

 

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, một số đơn vị đã xin phân kỳ các giai đoạn, chỉ làm nút giao bằng (đồng mức) và rào chắn. Những đường ngang không chính thống thì không có người gác. Hiện, cả nước có khoảng 1.300 đường ngang có phép, đa số còn lại (hơn 5.000) không phép. Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu làm các cầu vượt khác mức trên tuyến quốc lộ giao cắt đường sắt. Còn những đường ngang (ở các địa phương), địa phương phải chủ động phối hợp với ngành đường sắt, không để phát sinh thêm, giảm tối đa rủi ro do chủ quan của người đi lại khi băng qua đường sắt.



Việc triển khai những chiếc cầu vượt đường bộ qua đường sắt hàng trăn tỷ đồng/chiếc rồi, thưa ông?



Bộ Giao thông Vận tải đã nghe Ban Quản lý Dự án An toàn Giao thông, các đơn vị tư vấn báo cáo giữa kỳ về 10 cầu vượt khác mức trên tuyến quốc lộ chạy song song và cắt đường sắt (tuyến Hà Nội – TP HCM). Chủ yếu ưu tiên những điểm đen tai nạn giao thông, dự kiến triển khai vào năm 2015. Tổng dự án trình bày tại báo cáo giữa kỳ, 10 cầu vượt khoảng 3.000 tỷ đồng. Thực tế, cấp bách trên, cả nước cần làm ngay là trên 80 cái, nhưng chọn 10 cái điển hình nhất, xung yếu nhất về tai nạn giao thông.



Kinh phí với ngành Giao thông Vận tải là câu chuyện nan giải, vậy sẽ lấy tiền đâu để xây những cầu vượt đường sắt vậy?



Chúng tôi kêu gọi nguồn vốn ODA, từ ngân sách Nhà nước, thậm chí cả nguồn vốn xã hội hóa. Ngoài việc làm cầu vượt đường sắt, Chính phủ sẽ cấp thêm kinh phí như hình thái gia cố đường sắt khẩn cấp vừa rồi.



Theo TPO
 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo