Quốc tế

5 nhân vật lịch sử góp phần thay đổi thế giới

Một số nhân vật lịch sử có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực, góp phần thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Nhà vật lý, hóa học người Pháp gốc Ba Lan Marie Curie (1867-1934) là một trong những nhân vật lịch sử góp phần thay đổi thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử giành được 2 giải Nobel là Nobel Vật lý và Nobel Hóa học.

Bà cũng là một trong 2 người hiếm hoi từng được giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau. Vợ chồng Pierre và Marie Curie được đánh giá cao vì nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ, giúp mở đường cho nghiên cứu điều trị ung thư.

Johannes Gutenberg (1398-1468) được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”. Điều này xuất phát từ việc Gutenberg sáng chế thành công loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển. Với phương pháp này, Gutenberg trở thành người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh.

Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Vì vậy, nó được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.

Leo Tolstoy (1828 -1910) được đánh giá là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế giới. Ông là tác giả cuốn "Chiến tranh và Hòa bình" cùng nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như "The Kingdom of God is Within You".

Những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng lớn đến mọi người, trong đó có một số nhà hoạt động chính trị như Martin Luther King, Jr. , Mohandas Ghandi và James Bevel.

Không chỉ có tài năng hội họa, danh họa Leonardo da Vinci còn là nhà triết học tự nhiên và nhà điêu khắc đại tài. Những cống hiến của ông trong nhiều lĩnh vực đã góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử.

Jeanne d'Arc (1412-1431) là nữ anh hùng nổi tiếng của nước Pháp và là một vị thánh của Công giáo La Mã. Bà trở thành nhân vật lớn trong Chiến tranh trăm năm giữa Pháp và Anh khi gia nhập quân đội Pháp khi mới 17 tuổi. Bà nổi tiếng với chiến công chỉ huy binh sĩ chấm dứt cuộc vây hãm Orleans của quân Anh trong 9 ngày.

Tuy nhiên, Jeanne d'Arc bị bắt vào năm 1430 rồi bị đưa ra xét xử tại tòa án ở Anh vì tội dị giáo. Sau cùng, Jeanne d'Arc bị kết án tử hình bằng cách thiêu sống. Phải đến hơn 25 năm sau khi nữ anh hùng này qua đời, nhà thờ Công giáo xét lại bản án về tội dị giáo và bác bỏ cáo buộc chống lại bà. Do vậy, năm 1920, Giáo hoàng Benedict XV phong thánh cho Jeanne d'Arc.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo