Bất động sản

Áp giá trần dịch vụ chung cư: Liệu có khả thi?

Nhiều ý kiến khẳng định, sẽ không khả thi khi cơ quan nhà nước áp giá trần đối với dịch vụ nhà chung cư, bởi bản chất dịch vụ rất đa dạng, dễ dẫn đến hiểu nhầm, thậm chí gây xung đột các bên.

Qua tổng hợp ý kiến của trên 2000 hộ dân, 330 chủ đầu tư, 16 đại diện các hộ dân như ban quản trị và đại diện, 7 UBND các quận, huyện và quá trình giải quyết tranh chấp tại 6 dự án, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc xây dựng mức giá trần để áp dụng dẫn đến nhiều bên cố tình hiểu đây là mức cao nhất được thu mà không tính đến yếu tố tần suất, loại dịch vụ khác.

Bản thân quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ là quan hệ dân sự, giao dịch theo kinh tế thị trường nên quy định cứng (giá trần) để áp dụng là chưa phù hợp với thực tiễn quản lý, sử dụng.

Nhiều ý kiến tại hội nghị phản ánh, UBND thành phố quy định mức phí trông giữ xe ô tô nhưng không quy định mức phí dịch vụ nên nếu hiểu theo phí dịch vụ như hiện nay thì sẽ phát sinh tranh chấp do chi phí đầu tư chỗ trông giữ xe là rất lớn dẫn đến giá trông giữ cao.

Nếu coi là dịch vụ thì phải hiểu chi phí dịch vụ là bao gồm toàn bộ các chi phí hợp lệ bao gồm cả chi phí đầu tư điểm trông giữ và chi phí quản lý.

Một số ý kiến khác cho rằng, thông tư 14 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư với 3 nhóm tiêu chí nhưng thực tế tại Hà Nội rất khó áp dụng.

Ví dụ như chung cư tại khu đô thị mới hoàn chỉnh hạ tầng chưa chắc đã hơn dạng nhà chung cư xây trên đất xen kẹt trong khu vực đã hoàn chỉnh hạ tầng.

Trước thực trạng đó, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị ban hành khung giá (khoảng rộng) để dễ dàng trong vận dụng, quyết định áp dụng thay vì giá trần.

Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng mạnh dạn đề xuất thêm phương án khác đó là xem xét bãi bỏ quy định về giá dịch vụ nhà chung cư...

 

 

Hải Anh (Theo TPO)

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo