Quốc tế

Bất ngờ với hé lộ về thân thế của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật sáng lập thời đại mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc, cũng là một một nhân vật không ngừng được mọi người bàn luận.

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật sáng lập thời đại mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc, cũng là một một nhân vật không ngừng được mọi người bàn luận.

Theo ghi chép, Tần Thủy Hoàng (sinh năm 259 – mất năm 210 TCN), họ Doanh, tên Chính, sinh tại Hàm Đan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Người đời sau quen gọi là Doanh Chính hay Tần Vương Chính. Tự xưng là “Tần Thủy Hoàng”, ông kế vị năm 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất sáu nước kiến lập nên triều Tần, qua đời trong lúc đi tuần ở tuổi 50.

Sự thật thân thế của Tần Thủy Hoàng

Hé lộ thân thế không ai ngờ của Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa.

Tần Thuỷ Hoàng nối ngôi vị của Tần Trang Tương Vương thân phận thái tử bước lên vương vị. Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ, theo truyền thuyết từng là ái cơ của Lã Bất Vi, sau dâng lên cho Tử Sở, được phong là Vương hậu.

Thế thì, Tần Thuỷ Hoàng rốt cuộc là con của Tử Sở hay là con của Lã Bất Vi, vấn đề này người đời sau tranh luận không thôi.

Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên chép, Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ông là một thương nhân giàu có và nổi tiếng. Nắm trong tay tiền bạc nhiều không đếm xuể nhưng Lã Bất Vi luôn thèm muốn quyền lực, địa vị.

Năm 267 TCN, thái tử nước Tần đột ngột qua đời. 2 năm sau, vua Tần cho con thứ là An Quốc Quân làm thái tử. An Quốc Quân có hơn 20 người con, và nhiều vợ trong đó người vợ được yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân.

Tử Sở lại là con của An Quốc Quân và Hạ Cơ. Mẹ Tử Sở không được vua yêu mến nên Tử Sở phải làm con tin ở nước Triệu.

 

Lã Bất Vi ở Hàm Đan trông thấy Tử Sở khốn khổ, bèn nảy ra ý muốn giúp Tử Sở trở thành người kế nghiệp nước Tần, gián tiếp giúp mình tiến thân.

Lã Bất Vi đưa cho Tử Sở năm trăm cân vàng tiêu dùng và đãi tân khách. Rồi lấy tiền mua của báu vật lạ, đem sang Tần, xin dâng những vật ấy cho Hoa Dương Phu nhân. Nhờ cuộc gặp này, Lã Bất Vi hết lời khen Tử Sở tài giỏi, khôn ngoan, giao hảo với người các nước, bạn hữu khắp thiên hạ.

Hoa Dương phu nhân không có con, Bất Vi khuyên nhận Tử Sở làm con nuôi. Hoa Dương phu nhân nghe theo, vào xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm thừa tự, trở thành người nối ngôi khi An Quốc Quân qua đời.

Chẳng bao lâu, vua Tần qua đời, Tử Sở đường hoàng nối ngôi nhà Tần, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Tham vọng chưa dừng lại ở đó, Lã Bất Vi đem người thiếp của mình là Triệu Cơ dâng lên cho Tử Sở.

Triệu Cơ về với Tử Sở chẳng bao lâu thì sinh hạ Doanh Chính, chính là Tần Thủy Hoàng sau này.

 

Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế Tần Thủy Hoàng trở thành vua nước Tần năm 247 TCN.

Theo sử sách chép lại, Lã Bất Vi coi Doanh Chính là con mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”. Nhờ đó, Lã Bất Vi tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật “dưới một người, trên vạn người”.

Người đời sau cũng có người cho rằng các thuyết nêu trên hoàn toàn không có khả năng thành lập

Lã Bất Vi. Ảnh minh họa.

Thứ 1
Nhìn từ phương diện Tử Sở, cho dù có âm mưu của Lã Bất Vi, nhưng tính khả năng thực hiện rất xa vời, bởi khi Tần Chiêu Vương tại vị, chưa chắc đã truyền vương vị cho Tử Sở, càng không thể nghĩ đến việc truyền cho đứa con tương lai của Tử Sở.

Thứ 2

 

Từ ngày tháng ra đời của Tần Thuỷ Hoàng mà suy nghĩ, nếu Triệu Cơ trước khi tiến cung đã có thai, Tần Thuỷ Hoàng nhất định sẽ sinh không đúng kì tính từ lúc vào cung, đối với việc này Tử Sở không thể không biết.

Có thể thấy, cha đẻ của Tần Thuỷ Hoàng phải là Tử Sở chứ không phải Lã Bất Vi.

Thứ 3

Nhìn từ xuất thân của Triệu Cơ, cũng có điều để nói. Trong Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ có chép, sau khi Tần diệt Triệu, Tần vương đích thân đến Hàm Đan, cho giết hết những người có thù oán với mẹ của Tần vương.

Triệu Cơ xuất thân hào phú, làm sao có thể trước làm ái cơ của Lã Bất Vi, sau lại được dâng cho Dị Nhân làm thiếp? Như vậy, sẽ không tồn tại việc Triệu Cơ mang thai với Lã Bất Vi lại được gả cho Dị Nhân.

 

Bí ẩn thân thế Tần Thuỷ Hoàng chỉ lưu lại những suy đoán cho người đời sau, nhưng thành ngữ “kì hoá khả cư” lại từ đó mà lưu truyền hậu thế.

Nên đọc
Theo Khỏe và đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo