Tin tức - Sự kiện

Cần hạn chế nhập siêu sản phẩm chất dẻo

Xuất khẩu tăng nhưng nhập siêu còn lớn là thực trạng của tình hình xuất nhập khẩu chất dẻo và sản phẩm chất dẻo ở nước ta hiện nay. Vì vậy, cần có giải pháp hạn chế nhập siêu trong lĩnh vực này.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chất dẻo đã tăng gần như liên tục qua các năm. Trong giai đoạn 2002 - 2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chất dẻo gấp gần 11,2 lần, bình quân tăng gần 27,3%/năm. Tốc độ tăng này rất cao so với tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hai tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chất dẻo đạt 268 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước và cả năm 2013 có thể vượt lên vào nhóm những mặt hàng xuất khẩu 2 tỷ USD.
 
Thị trường xuất khẩu sản phẩm chất dẻo năm 2012 của Việt Nam khá rộng, trong đó một số thị trường lớn như Nhật Bản (362,3 triệu USD), Mỹ (168,4 triệu USD), Đức (107,8 triệu USD), Hà Lan (88,4 triệu USD), Indonesia (72,2 triệu USD)...
 
Tuy xuất khẩu sản phẩm chất dẻo tăng cao nhưng nhập khẩu chất dẻo và gần đây nhập khẩu lớn cả sản phẩm chất dẻo cũng tăng cao hơn nên dẫn tới nhập siêu về sản phẩm chất dẻo và chất dẻo khá lớn.
 
Cụ thể, năm 2002 nhập siêu 470 triệu USD, bằng 328,7% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010 nhập siêu 2720 triệu USD, bằng 260,2% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 nhập siêu 3400 triệu USD, bằng 250% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012 nhập siêu 3208 triệu USD, bằng 201% kim ngạch xuất khẩu.
 
Trong 2 tháng đầu năm 2013 nhập siêu 754 triệu USD, bằng 281,3% kim ngạch xuất khẩu.
 
Quy mô nhập siêu trong 2 tháng đầu cảnh báo khả năng về nhập siêu cao chất dẻo và sản phẩm chất dẻo trong năm 2013.
 
Nhập siêu chất dẻo và sản phẩm chất dẻo cao do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Tiêu thụ sản phẩm chất dẻo trong nước vừa tăng nhanh nên dẫn tới nhập siêu. Do vậy cần có giải pháp quyết liệt hơn đối với sử dụng túi ni lông với khối lượng khá lớn.
 
 
 
 
Quyết Thắng
Theo VGPNews
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo