Hỗ trợ doanh nghiệp

Cần làm gì khi thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành ?

Chúng ta đã nhìn thấy rõ sự hoạt động không hiệu quả của khối Doanh nghiệp Nhà nước khi đầu tư ngoài ngành quá lớn và dàn trải,thực hiện việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành là một vấn đề trọng tâm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có thành công hay không. Với sức ép thực tế như hiện nay thì vấn đề này lại càng trở nên cần thiết và rất nóng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng thực hiện và kiểm soát ra sao vẫn là bài toán chưa trán

 Nguyên nhân chính của việc đầu tư ngoài ngành ở các Tập đoàn,Tổng Công ty,Doanh nghiệp Nhà nước là đã chỉ nhìn thấy sự có lợi trước mắt mà không phân tích tính chuyên sâu và nguyên nhân là do việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào dự án này quá chậm trễ.

 

Gần đây nhất, Phóthủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với UBND tỉnh Hà Tĩnh vàcác bên liên quan, sau đó, kết luận: “Một số đơn vị tham gia góp vốn chưa thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng trong việc góp vốn và thoái vốn tại Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC), làm ảnh hưởng tiến độ dự án” (thông báo số 52/TB-VPCP, ngày 17-2-2012).

 

Sựnhắc nhở của Chính phủ đến thời điểm này cần phải kèm theo những hànhđộng quyết liệt để làm các nhà đầu tư, cổ đông khác yên tâm. Ba cổ đôngchiếm 14% vốn điều lệ hiện chưa hoàn tất việc thoái vốn do chờ quyết định của Chính phủ gồm: tập đoàn Sông Đà, Vinashin và tập đoàn Bưu chínhviễn thông (VNPT), trong khi các điều kiện để thoái vốn (thỏa thuậnnhượng lại toàn bộ vốn góp cho cổ đông chi phối là tập đoàn Công nghiệpThan và Khoáng sản (TKV) thuận lợi hơn rất nhiều so với các hoạt động đầu tư ra ngoài ngành khác như tài chính, ngân hàng. Hơn nữa, phương ánđàm phán thoái vốn cơ bản đã được các doanh nghiệp thống nhất trên cơ sở có lợi cho cả người bán lẫn người mua.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Trần Xuân Hòa, việc tái cơ cấu số cổ đông hiện có ở TICchậm trễ thêm ngày nào, tính khả thi và dự án chậm đi ngày đó, đồng vốn của các cổ đông bị thiệt hại và đặc biệt là làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào vùng liên quan đến dự án.

Sở dĩ các cổ đông khôngthể tự quyết định việc thoái vốn ở TIC vì theo quy định (Thông tư số117/2010 của Bộ Tài chính) việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chínhtrên 10 tỉ đồng phải thực hiện đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán,trong khi khoản vốn góp của mỗi cổ đông ở đây đều từ vài chục đến vàitrăm tỉ đồng. Song, vì mục tiêu chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành của các tập đoàn và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của dự án, Chínhphủ không nên để doanh nghiệp chờ. Vì sự chờ đợi này có thể là cái cớ cho các việc khác cũng đang chậm trễ. Như ở TIC, tái cơ cấu cổ đông chưa xong thì việc hoàn tất các thủ tục pháp lý của dự án tuyển quặng và dựán sản xuất phôi thép 2 triệu tấn/năm, phương án bố trí vốn, tiêu thụ sản phẩm... còn ngổn ngang là dễ hiểu.

 

Như đã nói ở trên, việc thoái vốn của các tập đoàn ở TIC có thể còn nhiều thuận lợi (có chỉ đạocụ thể của Chính phủ, bên bán và bên mua đều là doanh nghiệp nhànước) nhưng diễn tiến vẫn chưa đến hồi kết. Ở những địa chỉ mà các tập đoàn, tổng công ty cần phải thoái ra như các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tài chính hay ngân hàng, nếu Chính phủ chỉ giao mục tiêu,không đặt ra điều kiện, lộ trình cụ thể và có những giám sát, chế tài chặt chẽ thì việc thoái vốn lại càng rắc rối hơn.

 

Như trường hợp của tập đoàn Sông Đà, kể cả thoái được 40 tỉ đồng vốn thựcgóp ở TIC (đến 31-10-2011) thì họ cũng chưa nhẹ đi được chuyện đầu tư ngoài ngành. Như hiện tại họ không có cách nào giải được bài toán thuhồi vốn đã góp vào hai quỹ đầu tư trong nước từ năm 2008 đến nay với số tiền gần 195 tỉ đồng, bất kể đã có quyết định thoái vốn do đầu tư không hiệu quả.

 

Hoặc ở tập đoàn Hóa chất, mới đây Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ yêu cầu thoái vốn ở Công ty Chứng khoán thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS) được đặt ra từ năm 2009 đến nay cũng chưa xong.Năm 2007, họ đã góp 7,5 tỉ đồng vào VICS, đến năm 2010 (tức là một nămsau khi có nghị định của Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn ngoài ngành) thì giá trị cổ phần còn tăng lên gần gấp ba lần mà chưa có động thái nào cho việc thoái vốn. Thậm chí, cùngthời điểm, ở khía cạnh khác, họ còn có văn bản gửi Chính phủ (năm 2010)đề nghị gia tăng vốn góp gấp đôi (37%) ở Công ty tài chính cổ phần hóa chất Việt Nam và coi đây như kênh dẫn vốn cho tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên thực hiện các dự án quan trọng. Chính phủ chỉ cho phép tập đoàn được tăng vốn ở mức độ nhất định, song VICS đã tăng vốn góplên 39%, vượt tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành đến 30% vốn điều lệ.

 

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo