An ninh mạng

“Cảnh báo chiếm đoạt thông tin cá nhân qua cuộc gọi tiêm vaccine” là tin giả

DNVN - Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định tin "Công an cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân qua cuộc gọi tiêm vaccine" đang được lan truyền trên mạng là lừa đảo , người dùng cần tỉnh táo tránh mắc bẫy đối tượng xấu.

Thông tin người dân Hà Nội chỉ được ra ngoài 7 ngày/1 lần là tin giả / Nhiều tài khoản Facebook phát tán thông tin giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Hai ngày gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội liên tục nhận được tin nhắn của bạn bè cảnh báo việc bị mất thông tin tài khoản ngân hàng, điện thoại bị điều khiển từ xa... khi nhận cuộc gọi từ số lạ hỏi về việc tiêm phòng vaccine COVID-19.

h tin "Công an cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân qua cuộc gọi tiêm vaccine" đang được lan truyền trên mạng là lừa đảo

Thông tin "Công an cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân qua cuộc gọi tiêm vaccine" đang được lan truyền trên mạng là tin giả.

Cụ thể, tin nhắn viết: "Vừa rồi, đồng nghiệp của tôi nhận được một cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ta đã được tiêm phòng, hãy nhấn phím 1. Nếu anh ta chưa được tiêm phòng, nhấn phím 2. Kết quả là anh ta nhấn phím 1, điện thoại bị chặn và thông tin ngân hàng trực tuyến và thanh toán thường xuyên sử dụng của anh ta đều được chuyển". Theo cảnh báo, chỉ cần bấm theo hướng dẫn, trong 3 giây người dùng đã bị chiếm thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, điện thoại bị vô hiệu hóa...

Đáng chú ý là các nội dung cảnh báo không quên kêu gọi người dân đọc được "hãy nhanh tay chia sẻ cho nhiều người dùng biết", "nhanh lên và chuyển tiếp cho nhiều người dùng hơn" hay "ai từng chuyển khoản qua điện thoại, xin hãy chú ý và chia sẻ cho nhiều người dùng biết". Rất nhiều người hoang mang không rõ thông tin này bắt nguồn từ đâu và có chính xác không. Trong khi đó, tốc độ lan truyền của lời cảnh báo vẫn rất nhanh.

VAFC khẳng định thông tin "Công an cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân" đang được lan truyền trên mạng là giả mạo. Việc này sẽ được chuyển tới các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, khuyến cáo không chia sẻ tin giả trên. Khi có yêu cầu hỗ trợ liên quan dịch bệnh, người dân hãy gọi cho đường dây nóng của chính quyền địa phương, ngành y tế, công an và lực lượng chức năng khác.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua có dấu hiệu gia tăng; xuất hiện nhiều nhất trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube và TikTok. Thống kê của VAFC cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm nhận được hơn 1.100.000 lượt báo cáo tin giả và công bố dán nhãn 38 tin giả, tin sai sự thật.

 

Trí Tâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm