Chuyển đổi số

Gặp nhau cuối năm 2020 bị vi phạm bản quyền nghiêm trọng trên YouTube và Facebook

DNVN - Lúc 20h ngày 30 Tết Canh Tý, ngay khi chương trình Gặp nhau cuối năm 2020: Làng Vũ Đại thời hội nhập vừa lên sóng Nhóm Hiệp sỹ Online đã phát hiện có hơn 20 tài khoản YouTube phát sóng lậu, hàng chục tài khoản Facebook cũng livestream lậu chương trình.

Phim bom tấn 'Lật mặt: Nhà có khách' bị vi phạm bản quyền tràn lan trên Internet / 18 trang phim lậu bị chặn truy cập vì vi phạm bản quyền, quảng cáo cờ bạc

Gặp nhau cuối năm 2020 bị vi phạm bản quyền trên YouTube.

Gặp nhau cuối năm 2020 bị vi phạm bản quyền trên mạng xã hội.

Rất nhiều kênh YouTube đã vi phạm bản quyền chương trình Gặp nhau cuối năm.

Rất nhiều kênh YouTube đã vi phạm bản quyền chương trình Gặp nhau cuối năm.

Tối 30 Tết năm nay, thay vì chương trình Táo quân khán giả được thưởng thức Gặp nhau cuối năm phiên bản hoàn toàn mới vô cùng đặc biệt vào khung giờ vàng 20h buổi tối 30 Tết Canh Tý.

Chương trình Gặp nhau cuối năm 2020: Làng Vũ Đại thời hội nhập với sự góp mặt những nghệ sĩ quen thuộc của Táo quân nhưng trong vai trò hoàn toàn khác.

Không còn hình ảnh các Táo lên chầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội một năm qua ở dưới hạ giới mà là những người dân làng Vũ Đại thời hội nhập với những câu chuyện hài hước, dân dã.

Gặp nhau cuối năm 2020 dẫn dắt khán giả qua câu chuyện cả làng Vũ Đại thời hội nhập với mong muốn phát triển du lịch để làm kinh tế, thay đổi diện mạo con người, làng quê. Người làng là những nhân vật quen thuộc bước ra từ các tác phẩm văn học, điển tích sân khấu như Lão Hạc, Thị Mầu, Thị Nở, Chí Phèo, Xuân tóc đỏ, bà Phó Đoan, Mõ…

Mỗi nhân vật với tính cách điển hình cùng hội tụ để kể một câu chuyện vừa hài hước, vừa châm biếm sâu cay, thông qua đó phản ánh thực trạng đánh đổi giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa để chạy theo kinh tế. Ngoài nội dung hấp dẫn, sâu sắc, Gặp nhau cuối năm còn gây ấn tượng mạnh bằng hình thức thể hiện phong phú, đặc biệt là màn thực cảnh kết hợp giữa múa dân gian, múa đương đại, nhảy hiphop, belly dance, múa bale, nhạc kịch…

Điều đáng buồn là ngay khi chương trình Gặp nhau cuối năm 2020 vừa lên sóng được ít phút thì Nhóm Hiệp sĩ Online đã phát hiện có hàng chục kênh YouTube, hàng chục tài khoản Facebook đã livestream trực tiếp chương trình. Đây là hành vi vi phạm bản quyền nghiêm trọng chương trình do VTV sản xuất.

Không ít kênh thu lậu Gặp nhau cuối năm 2020 thu hút được hàng chục người xem cùng lúc như kênh: BKC Camera an ninh có tới gần 18.000 lượt người xem, kênh KhanhKT Magic có tới 35.000 lượt người xem…

Trước đó, vào ngày 23 tháng Chạp, chương trình Táo quân vi hành 2020 cũng bị phát hiện vi phạm bản quyền trên hàng trăm tài khoản mạng xã hội YouTube và Facebook.

Táo quân vi hành 2020 cũng bị vi phạm bản quyền trên mạng xã hội.

Táo quân vi hành 2020 cũng bị vi phạm bản quyền trên mạng xã hội.

Rất nhiều kênh YouTube phát trực tiếp Táo quân vi hành 2020 hôm 23 tháng Chạp.

Rất nhiều kênh YouTube phát trực tiếp Táo quân vi hành 2020 hôm 23 tháng Chạp.

Bắt đầu từ năm 2018, VTV đã thực hiện đăng ký bản quyền chương trình Táo quân tại Mỹ, mục đích nhằm bảo vệ chương trình khỏi bị xâm hại bản quyền trên Internet. Nhưng chương trình Táo quân 2018 ngay từ lúc được phát sóng, đã có nhiều kênh YouTube, trang cá nhân đã phát sóng trực tiếp chương trình “Táo quân 2018” cùng lúc với VTV. Đến tối mùng 1 Tết 2018, đã có 260 ứng dụng, nền tảng vi phạm bản quyền Táo quân 2018. Tiếp đó năm 2019, chương trình Táo quân cũng bị hàng trăm tài khoản mạng xã hội vi phạm bản quyền.

Ngành nội dung số Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn nạn rất lớn đó là tình trạng vi phạm bản quyền của các đài truyền hình, các nhà sản xuất phim. Bên cạnh việc vi phạm bản quyền trên các trang mạng xã hội thì các trang phim lậu mở ra như nấm cung cấp các nội dung không có bản quyền, thu phí người xem và thu tiền từ quảng cáo đã được nhắc đến từ 6-7 năm nay khi mà nền công nghiệp nội dung số bắt đầu phát triển.

Các đơn vị truyền hình, các nhà sản xuất phim của Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng đề nghị cơ quan nhà nước cần xử lý mạnh tay với các trang web vi phạm bản quyền bằng các hành động khá quyết liệt như: Thu hồi tên miền, chặn truy cập, hay cắt hợp đồng dịch vụ thuê server. Tuy nhiên việc xử lý cũng chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, khi cơ quan nhà nước xử phạt hành chính hoặc chặn tên miền thì chỉ một thời gian ngắn sau, các trang này lại hoạt động trở lại với tên miền khác.

Nếu bỏ lỡ Gặp nhau cuối năm Xuân Canh Tý 2020 trong buổi tối giao thừa, khán giả có thể xem lại chương trình vào lúc 9h00 ngày 25/1 (1 Tết) trên kênh VTV3, 4h30 ngày 26/1 (2 Tết) trên kênh VTV4, 9h30 ngày 27/1 (3 Tết) trên kênh VTV6 cùng nhiều khung giờ khác trên các kênh sóng của VTV.
Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm