Doanh nhân

Dell thâu tóm công ty lưu trữ EMC với 67 tỷ USD

Ngày 12/10 vừa qua, phía hãng sản xuất máy tính Dell Inc. của Mỹ đã đưa ra thông báo rằng họ đã thông qua việc mua​ lại công ty lưu trữ dữ liệu EMC Corp trong một bản ​hợp đồng kỷ lục về mua bán, sáp nhập giữa hai công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Thông tin ban đầu được biết giá trị hợp đồng này lên tới 67 tỷ USD.

​Hợp đồng trên sẽ cho phép hai công ty hợp nhất, phát triển ​thành một doanh nghiệp công nghệ cao có thế lực. Theo Wall Street Journal, Dell và công ty tư nhân Silver Lake sẽ mua EMC bằng cả tiền mặt và cổ phiếu của hãng. Theo đó, cổ đông của EMC được trả 33,15 USD cho mỗi cổ phiếu, trong đó 24,05 USD là tiền mặt.

Ceo của hãng máy tính cá nhân Dell

Ông Michael Dell, người sẽ ​lãnh đạo công ty ​sau hợp nhất với tư cách Chủ tịch ​kiêm giám đốc điều hành

Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ máy tính để bàn suy yếu, Dell buộc phải tìm đến các doanh nghiệp làm ăn có lời hơn và lưu trữ dữ liệu được xác định là lĩnh vực tăng trưởng trọng yếu của tập đoàn này. "Sự kết hợp của Dell và EMC tạo ra một doanh nghiệp giải pháp có thế lực," ông Michael Dell, người sẽ ​lãnh đạo công ty ​sau hợp nhất với tư cách Chủ tịch ​kiêm giám đốc điều hành cho biết.

Việc mua lại EMC Corp cũng sẽ giúp Dell đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và ​bổ sung cho hãng lĩnh vực kinh doanh quản lý, lưu trữ dữ liệu có quy mô lớn hơn, phát triển nhanh hơn và thu nhiều lợi nhuận hơn. CNN trích lời phát biểu của Tổng giám đốc EMC - ông Joe Tucci cho biết: "Lĩnh vực công nghệ thông tin đang chứng kiến những làn sóng thay đổi chưa từng có và để thích nghi với sự thay đổi này, chúng tôi phải tạo ra một công ty hướng tới kỷ nguyên mới".

Trong thời gian chuyển đổi, ông Tucci sẽ vẫn là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của EMC, song sẽ được thay thế bởi CEO Michael Dell của bên mua khi quá trình này hoàn tất. Sau thông báo này, cổ phiếu của EMC tăng 5,3% lên 29,27 USD trước giờ giao dịch chính thức tại Mỹ.

Thương vụ được dự kiến hoàn thành vào khoảng giữa tháng 5 - 10/2016 và được giới phân tích đánh giá là bước đi dũng cảm của Dell. "Dell muốn trở thành cửa hàng một điểm đến cho các doanh nghiệp, giống IBM trước kia. Tuy nhiên hai thập kỷ trước, mô hình này đã sụp đổ và tái sinh lại nó là một hành động táo báo của họ", Giáo sư Erik Gordon của Viện kinh doanh Ross (Đại học Michigan) nhận xét. Sau Dell và EMC, lĩnh vực công nghệ sẽ chứng kiến thương vụ sáp nhập lớn thứ 2 giữa hãng chế tạo chip Avago Technologies và công ty chế tạo bán dẫn Broadcom.

(Tổng hợp theo Doanhnhansaigon)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo