Văn hóa

"Điểm mặt" những đặc sản ngon lẫy lừng ở quê hương thủ môn Bùi Tiến Dũng

Nếu về Thanh Hóa, quê hương của chàng thủ môn "hot" nhất Việt Nam thời điểm hiện tại, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn ngon nổi tiếng, hấp dẫn sau.

Nem chua

Nói đến Thanh Hóa không thể bỏ qua món nem chua trứ danh. Với người dân nơi đây, nem chua là món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ tết, đặc biệt là làm quà cho người thân, bạn bè.

Nem chua có hình trụ, nhỏ và dài như ngón tay trỏ người lớn. Bên ngoài được bọc kĩ càng bằng lớp lá chuối tươi, buộc chặt bằng lạt giang hay dây nịt. Nem chua được gọi là ngon phải có độ lên men vừa đủ tạo độ chua dôn dốt, nem phải chắc, khi ăn có độ giòn, màu sắc phải tươi… Để làm ra được những chiếc nem tuyệt ngon ấy, người nghệ nhân phải có thâm niên trong nghề, quan trọng nhất là việc chế biến, nêm gia vị và có bí quyết riêng…

Ngoài thành phần chính là bì lợn thì thịt lợn nạc xay nhuyễn cũng là một trong hai thành phần quan trọng. “Để nem có vị ngọt, bùi thì thịt lợn phải thật nạc, không được dính chút mỡ nào và được xay thật nhuyễn như xay giò”.

Mắm cáy

Mắm cáy.

Mắm cáy là món ăn dân dã của mảnh đất “Tam Vương, nhị Chúa” xứ Thanh. Mắm cáy có mùi vị đặc trưng nên rất kén người ăn. Nếu vượt qua được mùi hăng hăng, nồng nồng của mắm cáy thì bạn sẽ được thưởng thức một loại nước chấm tuyệt vời. Mắm cáy có màu đỏ au, thường được dùng để chấm thịt luộc, ngọn khoai luộc, cà muối… Vì là loại hải sản biển cho nên mắm cáy rất giàu canxi, chất đạm, rất kích thích vị giác của người ăn.

Bánh đúc sốt

Bột gạo tẻ nấu cùng ít nước vôi trong, phải có cả mỡ và hành phi để dậy mùi thơm. Rau ngót hoặc rau cải giã, lấy nước cốt pha vào nồi bánh, ấy chính là tạo nên màu xanh ngọc của bánh đúc sốt. Cứ đun trên lửa liu riu cho tới khi bánh chín, liên tục đảo đều tay bằng đũa cả để bánh được sánh, không bị vón cục.

Bát bánh đúc sốt có màu xanh ngọc sóng sánh được làm từ lá ngót, lại thêm màu vàng của đỗ xanh phía trên, hương vị thơm ngon, lạ miệng khiến ai cũng thích thú. Bánh được làm từ bột gạo tẻ nấu cùng với nước vôi trong, có chút mỡ hành phi, khi ăn có chút ngầy ngậy cửa mỡ, bùi bùi của đỗ xanh. Món ăn đơn giản, dân dã này gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người dân xứ Thanh.

Món bánh đúc này phải ăn nóng, nồi bánh nhấc khỏi bếp được đặt trong thúng có lớp vải và nilông bao bọc kỹ để giữ nhiệt. Khi có khách ăn, cô bán hàng mới múc bánh ra bát, khói tỏa nghi ngút cùng mùi thơm ngào ngạt. Rải lên bát bánh một vài thìa đỗ xanh đã được nấu chín, đánh tơi.

 

Cá rô Đầm Sét

Đến Thanh Hóa, đặc biệt là khi ghé thăm mảnh đất Thọ Xuân, bạn đừng quên thưởng thức món ăn từ loại cá đặc sản nơi đây, đó là cá rô Đầm Sét. Thời điểm cá rô Đầm Sét ngon và béo nhất đó chính là mùa hè và mùa mưa, cụ thể là từ tháng 6 đến tháng 10.

Bưởi tiến vua

Bưởi tiến vua.

Bưởi tiến Vua của Thanh Hóa còn có tên gọi khác là bưởi Luận Văn, là một loại bưởi có màu đỏ tươi từ trong ra ngoài, mùi thơm dịu. Đây là loại bưởi thường để dâng lên Vua, Chúa thời hậu Lê. Không chỉ có màu sắc bắt mắt, bưởi Luận Văn còn rất mọng nước, vị ngọt thanh và đặc biệt là chứa nhiều vitamin A, C dồi dào, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chả tôm

 

Một món ăn rất ngon và dễ gây thương nhớ nữa ở xứ Thanh là chả tôm. Chả tôm Thanh Hoá làm từ ôm nõn giã nhuyễn, cho ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn đều với thịt ba chỉ (đã rán vàng và băm nhuyễn), hành tỏi phi vàng, hạt tiêu rồi đem gói vào bánh phở và nướng trên than hoa.

Chả tôm.

Chả tôm có vị ngọt đậm đà, rất bắt miệng. Món này nên ăn nóng, có thể ăn kèm bún hoặc lai rai đều rất ngon, khi ăn nên ăn kèm cùng rau sống và nước chấm chua ngọt đặc biệt để hương vị thêm trọn vẹn.

Những phố bán chả tôm nổi tiếng ở Thanh Hóa phải kể đến là Nhà Thờ, Lê Thị Hoa, Đào Duy Từ (từ 3h chiều), với giá khoảng 30.000 đồng một đĩa.

Bánh khoái tép

Bánh khoái tép là món quà chiều được ưa thích ở xứ Thanh. Nguyên liệu món ăn đơn giản chỉ đơn giản là gạo tẻ xay nước, giá đỗ, bắp cải, trứng, tép. Đặc biệt, để tạo ra chiếc bánh khoái ngon, phần rìa bánh ròn giụm mà bên trong vẫn giữ được độ thơm, mềm thì chỉ có thể tráng bằng chảo gang, thêm chút mỡ rồi cho giá đỗ vào trước, bột vào sau và chờ vài phút đã ra ngay chiếc bánh ngon lành.

 

Bánh khoái tép phải ăn nóng để thấy rõ cái giòn của bột, vị ngọt của rau và tép. Bánh khoái được chấm kèm với nước mắm truyền thống, chanh ớt kèm xoài xanh, sung ghém là đủ để bạn ăn đến no mà không chán. Bạn có thể thưởng thức bánh khoái tép ở các chợ như sau chợ vườn hoa.

Bánh răng bừa

Bánh răng bừa được làm từ gạo tẻ xay nhuyễn gói trong lá chuối, nhân thịt lợn, hành khô, mộc nhĩ. Lá để gói bánh răng bừa thường là lá dong tươi lấy từ trên miền núi về, hoặc lá chuối tươi ngự cắt ở vườn nhà, rửa sạch đã được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách.

Bánh răng bừa.

Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước đun sôi rồi luộc chín. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Bánh gai Tứ Trụ

 

Bánh gai của người dân Tứ Trụ (huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa) chẳng những nổi tiếng ở xứ Thanh mà còn được người dân nhiều nơi biết tiếng. Bánh gai ở đây nổi tiếng thơm ngon, miếng bánh thơm nhẹ mùi vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô, vỏ bánh mềm dẻo, khi ăn có vị ngọt của mật mía, bùi béo của đậu xanh.

Để làm bánh gai phải trảo qua nhiều công đoạn tỉ mẩn. Riêng khâu hấp bánh đã tốn khoảng 1 tiếng, khi hấp lửa phải to đều để bánh không bị cứng hoặc nhão quá. Mỗi cặp bánh gai thường có 5 chiếc.

Chè lam

Chè lam phủ Quảng (huyện Vĩnh Lộc) có vị dẻo thơm của gạo nếp cái hoa vàng, vị bùi bùi của lạc, vị cay dịu của gừng già, vị ngọt đậm của mật mía. Miếng chè lam có màu nâu nhạt, có hoa trắng do lạc tạo nên, còn lớp bột tráng bên ngoài mịn như tuyết, là món ăn được nhiều người ưa thích khi đến xứ Thanh.

Nên đọc
Theo Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo