Hỗ trợ doanh nghiệp

9.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu "than" nhiều quy định không phù hợp

DNVN - Trong đơn kiến nghị vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ, gần 9.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho rằng nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu không còn phù hợp, khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong thế kẹt, thua lỗ nặng nề trong thời gian dài...

Doanh nghiệp cần tái cơ cấu sản xuất từ việc tận dụng lợi thế từ FTA / Cần Thơ đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản

Gần 9.000 doanh nghiệp cho rằng, những quy định ở Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là các quy định ở khâu bán lẻ, không phù hợp. Điều này khiến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thua lỗ nặng nề trong thời gian dài, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn… gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.
Cụ thể, theo quy định, hiện doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nguồn, nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép chiết khấu. Trong khi đó, doanh nghiệp dù lỗ hay lãi vẫn phải mở bán. Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu.
Khi giá tăng, doanh nghiệp bán lẻ mua hàng thường bị nhà cung cấp từ chối bán, hầu hết là không giao hàng, họ để tồn trữ, giữ lại hưởng chênh lệch giá cho dù doanh nghiệp bán lẻ nói sắp hết hàng nhưng họ nhất quyết không giao hàng nên dẫn đến tình trạng đóng cửa.
"Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp", các cửa hàng bán lẻ kiến nghị.

Các cửa hàng bán lẻ cho rằng, những quy định không phù hợp khiến doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề trong thời gian dài.
Các cửa hàng bán lẻ kiến nghị được mua xăng dầu từ 3 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu. Áp dụng đối với cả doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.
"Chúng tôi kỳ vọng khi Thủ tướng có chỉ đạo trong Nghị quyết 03 về việc Bộ Công thương phải sớm sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu. Mong muốn các bộ ngành lắng nghe doanh nghiệp bán lẻ, sửa đổi quy định đảm bảo lành mạnh thị trường, cạnh tranh bình đẳng mới giúp tháo gỡ những nút thắt hiện nay", các doanh nghiệp đề xuất.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2024 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Trong đó có nhiều nội dung đã có sự thay đổi so với dự thảo tờ trình lần 1.
Tại dự thảo lần này, Bộ Công Thương cho biết hiện đang có các luồng ý kiến rất khác nhau về vấn đề rà soát các điều kiện kinh doanh xăng dầu. Một số ý kiến đề xuất nên giảm một số điều kiện về kinh doanh xăng dầu hiện hành. Một số ý kiến khác lại đề xuất nên tăng điều kiện, siết lại việc gia nhập thị trường xăng dầu của các thương nhân.
Trên cơ sở các luồng ý kiến nêu trên, Bộ Công Thương đề xuất cơ bản giữ nguyên các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh xăng dầu, nhưng cần rà soát lại và quy định cụ thể hơn với những điều kiện có thể gây ra những cách hiểu khác nhau.
Dự thảo lần 2 đã có một số thay đổi so với dự thảo lần 1. Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn, còn thương nhân phân phối được mua từ 3 nguồn (đầu mối), không được lấy từ thương nhân phân phối xăng dầu khác. Điều chỉnh giá xăng dầu vào thứ 5 hàng tuần thay vì là 10 ngày như hiện tại. Trong giai đoạn giữa 2 kỳ điều hành, nếu giá cơ sở có biến động tăng trên 5%, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều hành giá...
Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm