Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng ‘mì ăn liền’

Đây là phát biểu của TS Nguyễn Đức Kiên-  Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tại tọa đàm "Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và giải pháp" cho doanh nghiệp, diễn ra tại Hà Nội.

Công ty VNG bắt tay với Quỹ đầu tư lớn nhất của Singapore / Vietnam Airlines và Vingroup ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Đức Kiên cho biết, tính đến hết ngày 31/8/2018, cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, chiếm khoảng 97,5% số doanh nghiệp (DN) đăng ký. Với tổng số vốn đăng ký chiếm 30% trong tổng số vốn của DN.


doanh nghiep viet nam chu yeu phat trien theo huong mi an lien
TS Nguyễn Đức Kiên tại tọa đàm (Ảnh: nhadautu)

Riêng trong năm 2018, cả nước đã có 87.450 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 878.627 tỷ đồng (tăng 2,4% về số lượng và tăng 6,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2017). Vốn đăng ký bình quân đạt khoảng 10 tỷ đồng/DN.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, sau hơn 3 thập niên đổi mới, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có sự phát triển đáng khích lệ, nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì vẫn còn nhiều hạn chế.

Ông Nguyễn Đức Kiên nhận định, so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn chưa có nhiều đột phá. Nhiều DN Việt chưa đáp ứng được các yếu tố quyết định như chiến lược kinh doanh, quản trị DN, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý lao động, và đào tạo nguồn nhân lực.

“Không ít DN Việt Nam không mấy hứng thú với cách thức phát triển bền vững, chủ yếu phát triển theo hướng ‘mì ăn liền’, muốn có tiền tươi thóc thật ngay, chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Kiên nói.

“Phải thẳng thắn nhìn nhận bên cạnh ưu thế là giải quyết việc làm so với DNNN và DN FDI thì đóng góp của khối DN tư nhân trong nguồn thu ngân sách vẫn còn hạn chế”, ông Kiên nêu.

 

TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, dư luận xã hội vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với đội ngũ doanh nhân, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Tới nay, vẫn còn có sự phân biệt trong nhận thức dẫn tới sự phân biệt trong đối xử giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác.

Ông Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, rất ít các DN thuộc loại tỷ đô của Việt Nam đi lên từ ứng dụng khoa học công nghệ mà chủ yếu là từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc có gắn với kinh doanh bất động sản.

Cũng tại tọa đàm, TS Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn nhiều rủi ro. Bên cạnh các rủi ro thông thường, doanh nghiệp Việt còn phải đối mặt rủi ro pháp lý.

“Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả... Trước việc áp dụng tùy ý, tùy tiện về mặt pháp luật, thì với một doanh nhân, họ không thể tính toán được lâu dài, cách tốt nhất là họ làm nhỏ và không lớn, không chính thức. Và vì càng không chính thức ở Việt Nam, thì doanh nghiệp càng gặp rủi ro”, ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Theo Đời sống & Pháp lý
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm