Hỗ trợ doanh nghiệp

Dừa Bến Tre và câu chuyện vào siêu thị, ra nước ngoài

Dù có nhiều sản phẩm tốt, nhưng hiện nay ở thị trường trong nước, sản phẩm từ dừa của Bến Tre chưa hiện diện nhiều trong các siêu thị, nơi có thể tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Gã khổng lồ Bitmain kỳ vọng sẽ huy động được 18 tỷ USD ở một trong những đợt IPO lớn nhất từ trước tới nay / VPBank chuẩn bị bán 33,7 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên, giá 10.000 đồng/cp

Nhắc đến xứ dừa Bến Tre, người ta nhắc đến nhiều doanh nghiệp làm các sản phẩm liên quan đến dừa như Lương Quới, Cửu Long, Vĩnh Tiến, BEINCO... nhưng những doanh nghiệp có quy mô như vậy chưa nhiều. Và ngay bản thân những doanh nghiệp lớn vẫn đang tiếp tục phát huy thế mạnh sản phẩm của mình để tăng giá trị cho sản phẩm.

Sau khi xem qua các sản phẩm của các doanh nghiệp dừa Bến Tre, ông Paul Lee, Phó Chủ tịch Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến thương mại của Central Group Việt Nam, đã đưa ra những góp ý đến các doanh nghiệp, nhằm đưa sản phẩm dừa vào Big C, nhất là tại Big C Mỹ Tho sắp tới đây.

Dừa Bến Tre và câu chuyện vào siêu thị, ra nước ngoài - Ảnh 1.

Ông Paul Lee tại Bến Tre. Ảnh: BSA

Cụ thể, tại doanh nghiệp kẹo dừa Vĩnh Tiến:

Ông Paul Lee cho rằng, nên xem lại cách đóng gói, bao bì sản phẩm, bởi bao bì bằng các tông quá dày sẽ tốn thêm tiền, tốn thêm những chiếc gim lớn đóng xung quanh. "Mặt khác, gim bằng kim loại như thế, vì lý do nào đó những chiếc gim này rớt vào trong túi kẹo dừa sẽ rất nguy hiểm cho người dùng", ông Lee nhận xét.

Bên cạnh đó, gim bằng kim loại cũng dễ bị hoen rỉ khi tác động của thời tiết, mồ hôi con người trong quá trình vận chuyển… và có thể ảnh hưởng đến sản phẩm bên trong.

Với doanh nghiệp mặt nạ dừa Cửu Long:

Ông Paul Lee nhận xét, chai dầu gội dừa nên làm lớn hơn chai 250ml như hiện nay, như thế mới bán được ở siêu thị.

"Còn các gói dầu gội đầu từ dừa loại nhỏ (sachet), hay bánh xà bông nếu vào siêu thị sẽ khó bán hơn, do đó nên tập trung vào các cửa hàng tiện lợi".

Ông Paul Lee cho biết thêm, Big C dự tính sẽ có những kế hoạch riêng để sử dụng một số sản phẩm dừa Bến Tre trong những thời điểm phù hợp.

Có thể nói, dù các doanh nghiệp dừa Bến Tre đang có những đơn hàng xuất khẩu ra thế giới, nhưng khi muốn phát triển thị trường trong nước, nhất là vào hệ thống siêu thị thì còn rất nhiều việc phải làm.

Về xuất khẩu dừa tươi

Ông Paul Lee nhận định rằng dừa tươi hiện nay đang là xu hướng của thế giới, nên xuất được trái dừa nguyên trái sang các nước sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.

Về dừa tươi, ông Trần Văn Đức, TGĐ công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre (BEINCO) cho rằng, việc này liên quan đến bảo quản. "Tôi từng xuất khẩu dừa tươi đi HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc… nhưng rủi ro rất lớn liên quan đến chuyện bảo quản, chúng ta chưa tiêu chuẩn hóa được, không đồng bộ… nên khi đóng bao xuất đi, chỉ cần bể một trái là hư cả thùng", ông Đức nói.

"Như qua Mỹ, thời gian là trên dưới 40 ngày, Việt Nam làm được nhưng rủi ro lớn nên ít người làm. Nên trong tiêu dùng nội địa thì đỡ hư hơn là xuất khẩu", ông Đức cho biết thêm.

"Hiện nay BEINCO chế biến nước dừa trong lon nhôm, giống như cocacola hay pessi"…

Mặt khác, theo ông Đức, ngành dừa Việt Nam chưa tổ chức được những vùng trồng rộng lớn và quản lý thống nhất, ai trồng dừa cũng muốn nhiều trái, trong khi tiêu chuẩn để có trái dừa tươi nước đủ độ ngọt tự nhiên thì mỗi cây chỉ nên có 8-10 trái…

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm