Hỗ trợ doanh nghiệp

Góc nhìn thú vị lý giải thất bại của Mc Donald's và Burger King tại Việt Nam của tạp chí Mỹ: "Sao phải ăn burger khi Việt Nam đã có Phở?"

Có khoảng 540.000 cửa hàng bán thực phẩm và đồ ăn ở Việt Nam; 430.000 trong số đó nằm ở chợ và các kiosk bán hàng, đồng thời chỉ có chưa đến 1% giá trị dòng tiền người Việt Nam chi tiêu cho thực phẩm đổ vào các cửa hàng ăn nhanh.

Lộ diện chủ đầu tư khu đô thị gần 50ha tại Bắc Từ Liêm / ABER tuyên bố ứng dụng tạm ngừng hoạt động, khách không thể gọi xe

Cộng đồng mạng trong nước thời gian qua đã được dịp xôn xao về những thất bại của hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh quyền lực bậc nhất thế giới, đó là McDonald's và Burger King tại Việt Nam. Trong khiBurger King có hơn 16.000 cửa hàng, cònMcDonald's thì có tới 36.000 cái tại trên 100 quốc gia (trong đó có cả Vatican) thì ở Việt Nam, cả hai lại hoàn toàn thảm bại.

Tờ CBNC của Mỹ mới đây đã đưa ra những giải thích khá chính xác và thú vị về hiện tượng lạ này.

Góc nhìn thú vị lý giải thất bại của Mc Donalds và Burger King tại Việt Nam của tạp chí Mỹ: Sao phải ăn burger khi Việt Nam đã có Phở? - Ảnh 1.

Thắng lớn ở nhiều nước, nhưng Mc Donald's và Burger King lại thua đậm ở Việt Nam.

Vào ngày mà McDonald's khai trương ở Việt Nam năm 2014, người ta đã rất háo hức tới thử, đồng thời sẵn sàng xếp hàng hàng tiếng đồng hồ chỉ để được ăn một chiếc Big Mac. Thế nhưng theo thời gian, cơn sốt mang tên McDonald's cũng hạ nhiệt nhanh chóng. McDonald's mở cửa tại Việt Nam vào năm 2014 nhưng cho tới giờ mới có 17 cửa hàng.

Trong khi McDonald's cực kỳ thành công khi phát triển ở Trung Quốc và Nhật Bản khi mà mỗi nước có tới cả nghìn cửa hàng; còn Burger King thì tăng từ 12 cửa hàng vào năm 2008 lên 98 cửa hàng vào năm vừa rồi ở Nhật thì sự thất bại trong việc dành lấy sự yêu thích từ người tiêu dùng VN làm nhiều người cảm thấy lạ lùng

Trong khi McDonald's cũng đồng thời vươn lên hạng 2 trong các hãng bán đồ ăn nhanh ở Trung Quốc, chỉ sau KFC và Burger King thì xếp hạng 4 thì tại Việt Nam, một thế lực khác lại bành trước hơn hẳn và giành lấy chiến thắng tuyệt đối - đó chính là các thực phẩm và đồ ăn tại địa phương.

Khi McDonald's tham gia vào thị trường VN hồi 2014, hãng đã có dự định mở hàng trăm cửa hàng trong vòng 10 năm, nhưng cho tới thời điểm này thì mới mở được 17.Điều tương tự cũng xảy ra với Burger King khiCông ty này đầu tư 40 triệu USD vào Việt Nam vào năm 2012với mục tiêu mở được 60 cửa hàng trước năm 2016, theo tở Vietnam Business Review.

Và cho tới năm 2018, họ chỉ mới mở được có 13 cái.

 

Cả hai hãng đều từ chối trả lời câu hỏi từ CBNC, rằngtại sao họ lại gặp khó khăn tới vậy khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam? Do đó, anh Hao Tran, sáng lập của Vietcetera đã đưa ra một lý giải khác hợp lý hơn, rằng:"Đồ ăn nhanh ở Mỹ phổ biến vì lúc nào cũng ăn được, kiếm được. Đồ ăn Việt cũng thế, thậm chí còn dễ tìm kiếm hơn. Người Việt Nam thà ăn phở hay bánh mì còn nhanh hơn là đi tìm hay vào một cửa hàng McDonald's.

Góc nhìn thú vị lý giải thất bại của Mc Donalds và Burger King tại Việt Nam của tạp chí Mỹ: Sao phải ăn burger khi Việt Nam đã có Phở? - Ảnh 2.

Và những thứ đó đã đánh bại các cửa hàng thức ăn nhanh ở Việt Nam.

Nhưng vấn đề đặt ra là, hai thương hiệu đã đánh giá thấp đối thủ của mình tại Việt Nam. Món ăn thuần Việt là sự lựa chọn hàng đầu tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh - chưa gì đã thấy khó cạnh tranh rồi, phải không!

 

"Ở Việt Nam, chúng tôi có bánh mì bán ngoài đường.Bánh mì có giá thấp hơn quá nhiều so với Burger King hay McDonald's." - Trích lời cô Andrea Nguyen, một nhân vật được phỏng vấn trong đoạn clip của CBNC.

Theo thống kê từ Ủy Ban Châu Âu, người Việt Nam chi một khoản đáng kể thu nhập của họ cho tiền ăn, và trong lượng tiền dành cho việc ăn uống đó, 78% là tiền mặt - khác hẳn so với thói quen tiêu dùng qua thẻ của người phương Tây. Dòng tiền khổng lồ đóđi thẳng ra các khu chợ và kiosk bán hàng, và chỉ có 1% chảy vào túi các thương hiệu đồ ăn nhanh.

Góc nhìn thú vị lý giải thất bại của Mc Donalds và Burger King tại Việt Nam của tạp chí Mỹ: Sao phải ăn burger khi Việt Nam đã có Phở? - Ảnh 3.

Mặc dù lượng tiền đổ vào việc ăn uống của người Việt Nam rất lớn, nhưng họ lại không dành phần lớn ngân sách đó cho các quán đồ ăn nhanh.

 

Có khoảng 540.000 cửa hàng bán thực phẩm và đồ ăn ở Việt Nam; 430.000 trong số đó nằm ở chợ và các kiosk bán hàng.Có gần 80.000 cửa hàng ăn ở Việt Nam, gần 22.000 quán cafe và bar, thế nhưng chỉ có khoảng 7.000 cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam. Đây là một sự chênh lệch và thua kém rõ rệt.

Ngoài ra, McDonald's và Burger King còn thua kém một đối thủ khác đã ăn nên làm ra ở Việt Nam - KFC. KFC mở cửa hàng đầu tiên của họ ở Việt Nam vào năm 1997, và khó khăn cho hãng này là đáng kể, chẳng thua kém gì McDonald's và Burger King ở thời điểm này. Cũng mất tới 7 năm để KFC mở được 10 cửa hàng đầu tiên, vậy nên hãng đã thay đổi chính mình để hợp hơn với khẩu vị của dân bản địa. Món cơm gà và burger tôm của KFC chính là xuất phát từ lần thay đổi này.

Góc nhìn thú vị lý giải thất bại của Mc Donalds và Burger King tại Việt Nam của tạp chí Mỹ: Sao phải ăn burger khi Việt Nam đã có Phở? - Ảnh 4.

KFC tuy thành công ở Việt Nam nhưng cũng đã phải thay đổi khá nhiều về chiến lược kinh doanh, cũng như mất tới 7 năm để mở được 10 cửa hàng đầu tiên.

 

Ngày nay, KFC đã có tới 130 cửa hàng ở 21 tỉnh thành trên cả nước, chứng tỏ rằng giá cho một bữa ăn KFC có thể vẫn cao, nhưng là phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Trong khi đó, cũng với mức giá khá cao, McDonald's và Burger King lại thất bại ở Việt Nam với khoảng giá đắt gấp đôi. Điều này phần nhiều chịu ảnh hưởng từ một quá trình dài tạo dựng ấn tượng của hai thương hiệu, đồng thời cũng phản ánh thói quen ăn uống của người Việt Nam - họ không thường tới một cửa hàng và chọn các thứ mình thích mà ngược lại, đi tìm những món ăn tương tự các bữa tối ở nhà và ra ngoài ăn. Chính thói quen ăn uống đã khiến Burger King và Mc Donald's thất bại trong khoảng thời gian vừa qua.

Theo Helino
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm