Hỗ trợ doanh nghiệp

Nợ xấu của Saigonbank vượt 6%, dấu hỏi về nhân sự cấp cao

Nợ xấu nhóm 3 và 4 bất ngờ tăng mạnh trong quý II. Đây cũng là kỳ ghi nhận biến động nhân sự SaigonBank ở cả vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.

Nợ xấu cùng dự phòng tín dụng tăng vọt kéo tụt lợi nhuận quý II

Ngân hàng TMCP Sài gòn Công Thương (SaigonBank) vừa công bố báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm hé lộ kết quả kinh doanh quý II thua lỗ của nhà băng này.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, SaigonBank báo lãi ròng gần 90 tỷ đồng. Quý I, ngân hàng vẫn lãi 112,6 tỷ đồng nhưng lỗ ròng 23 tỷ đồng quý II. Nguyên nhân chủ yếu do sự tăng vọt của khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (84 tỷ đồng).

Cơ cấu nợ của SaigonBank 6T2018

Cơ cấu nợ của SaigonBank 6T2018

Nguồn thu chính của SaigonBank là thu nhập lãi thuần tăng trưởng trong quý I nhưng tính chung nửa đầu năm giảm hơn 2%. Hoạt động dịch vụ nhờ tăng mạnh quý đầu nên tăng hơn 8,4% trong 6 tháng.

Chi phí hoạt động tăng vợt chủ yếu do tăng thêm 40% chi phí nhân viên. Bình quân 6 tháng, lương nhân viên bình quân 12 triệu đồng/tháng/người, gấp rưỡi cùng kỳ.

Ngoài ra, ngân hàng cũng trích tới gần 78 tỷ đồng chi phí dự phòng trong nửa đầu năm, tăng 48% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của SaigonBank 6 tháng đạt 85,6 tỷ đồng giảm hơn 30% so với cùng. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu 150 tỷ đồng đề ra đầu năm, ngân hàng cũng đã hoàn thành tới 74,4%. EPS 6 tháng đạt 291 đồng.

Cùng với sự gia tăng đáng kể của chi phí dự phòng, nợ xấu đến ngày 30/6 gấp 2,13 lần hồi đầu năm, lên xấp xỉ 898 tỷ đồng. Cùng đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 1,79% về còn 13.852 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ nợ xấu từ 2,98% lên 6,48%. Phần lớn nợ nhóm 1 đã chuyển sang các nhóm khác. Nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh nhất từ 26 tỷ đồng lên 201 tỷ đồng.

 

Đáng chú ý trong cơ cấu cho vay/tiền gửi của nhà băng này là tỷ trọng lớn của nhóm cá nhân. SaigonBank đang cho vay 9.455 tỷ đồng đối với hộ kinh doanh và cá nhân, trong khi cũng đang huy động 10.104 tỷ đồng tiền gửi từ các cá nhân.

Tiền gửi và cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của SaigonBank

Tiền gửi và cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của SaigonBank

Dấu hỏi nhân sự trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

 

SaigonBank là ngân hàng cổ phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống với 31 năm hoạt động. Tuy nhiên, đến 30/6, ngân hàng này vẫn có quy mô khá khiêm tốn trong hệ thống với vốn điều lệ 3.080 tỷ đồng và tổng tài sản đến 30/6 đạt 20.725 tỷ đồng.

Từ năm 2012 tới nay, SaigonBank chưa thực hiện đợt tăng vốn nào. Phần lớn cổ phần của ngân hàng thuộc sở hữu trực tiếp của Thành ủy TPHCM. Trong đó, Văn phòng Thành ủy đang sở hữu tới 18,18% vốn nhà băng này. SaigonPetro và Nhà Phú Nhuận đều là các đơn vị trực thuộc Thành ủy.

Cuối năm 2017, Vietcombank đã bán toàn bộ 4,3% vốn Saigonbank. Với giá trúng bình quân 20.100 đồng/cp, Vietcombank thu lãi 143 tỷ đồng nhờ khoản đầu tư này. Tuy nhiên, cùng chung xu hướng với cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết, giá cổ phiếu SaigonBank giao dịch trên OTC cũng giảm đáng kể, hiện còn về khoảng 10.000-12.000 đồng/cp.

Cuối tháng 7 vừa qua, ngân hàng này vừa hoàn tất chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ bất thường với nội dung chính bầu HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2018-2023.

Thông báo chốt danh sách cổ đông được SaigonBank công bố không lâu sau khi ngân hàng này có sự thay đổi ở cả hai vị trí cao nhất. Ông Phạm Văn Thông – Chủ tịch HĐQT SaigonBank - thôi giữ nhiệm vụ thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017 do không còn là người đại diện vốn góp theo ủy quyền của của cổ đông là tổ chức tại ngân hàng để nhận nhiệm vụ khác theo phân công của chủ sở hữu.

 

Cơ cấu cổ đông SaigonBank

Cơ cấu cổ đông SaigonBank

Ngoài đứng đầu HĐQT của nhà băng này, ông Thông còn là nguyên Phó Chánh văn phòng Thành uỷ TP.HCM. Không lâu sau khi rời SaigonBank, ông đã nhận quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do sai phạm trong hai vụ việc: Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án khu dân cư Phước Kiển, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phú Nhuận hợp tác đầu tư để chuyển nhượng Dự án Khu nhà ở, phường An Phú, Quận 2.

Ông Vũ Quang Lãm, thành viên HĐQT đồng thời cũng là Tổng giám đốc của ngân hàng, đã thay thế ông Thông để đảm nhận chức vụ trên. Vị trí đứng đầu ban điều hành được giao lại cho Phó Tổng giám đốc thường trực Võ Thị Nguyệt Minh.

 

Đã 20 ngày kể từ thời điểm danh sách cổ đông được lập, SaigonBank hiện vẫn chưa quyết định ngày họp mà chỉ dự kiến tổ chức trong tháng 8 này. Liệu phía cổ đông Thành ủy TP HCM sẽ tiếp tục bổ sung thêm thành viên HĐQT thay thế hay sẽ có sự thay đổi cơ bản trong HĐQT cũng như cơ cấu cổ đông trong kỳ họp tới đây? Từ đầu năm, xuất hiện những đồn đoán cho rằng Ủy ban Nhân dân TP HCM sẽ thoái vốn khỏi nhà băng này.

Theo Người đồng hành
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo