Doanh nghiệp - Doanh nhân

Bầu Đức chìm 900 tỷ trong lũ, nhà Cường Đôla hưởng 3 triệu USD bồi thường

Doanh nghiệp của các đại gia như bầu Đức, Lê Viêt Hải, Nguyễn Bá Dương, Đặng Thành Tâm gặp khó khăn khi vẫn lỗ ngàn tỷ, còn ông Lê Phước Vũ, Trần Đình Long lại thu được kết quả khả quan.

Đại gia Liễu Hà Tĩnh làm thợ may, bầu Đức từng là thợ cưa / Bầu Đức mất quyền kiểm soát tại “con át chủ bài” HAGL Agrico?

Những con số khó khăn

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với kết quả tiếp tục thua lỗ quý thứ 3 liên tiếp với số lỗ ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là thiệt hại lớn từ đợt lũ lụt lịch sử ở Lào.

Theo báo cáo, trong quý 3/2019, HAGL Agrico của Bầu Đức tiếp tục ghi nhận doanh thu sụt giảm, chỉ còn khoảng 500 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ và lỗ tổng cộng gần 990 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế từ đầu năm lên trên 1,7 ngàn tỷ đồng.

Đây là kết quả đáng buồn nhất là sau khi tỷ phú USD Trần Bá Dương bơm lượng tiền khổng lồ đầu tư doanh nghiệp của Bầu Đức. Hàng ngàn tỷ đồng từ Thaco đã được bơm vào trong tổng cộng số tiền cam kết khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, HAGL Agrico vẫn chưa có tín hiệu hồi phục và ghi nhận quý lỗ thứ 3 liên tiếp.

Bầu Đức - Trần Bá Vương

Bầu Đức - Trần Bá Vương

Giá cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai - công ty mẹ của HAGL Agrico liên tục giảm trong những ngày gần đây và đang quanh mức thấp nhất trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn cuối 2008.

Cũng trong nhóm làm ăn không mấy khả quan là các đại gia xây dựng. Theo báo cáo của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, doanh thu thuần trong kỳ của Công ty là 4.615 tỷ đồng, giảm nhẹ khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng 136 tỷ đồng so với quý III năm 2018, đạt mức 4.343,6 tỷ đồng, khiến lãi gộp quý III của Hòa Bình đạt 271,3 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung 9 tháng năm 2019, Hòa Bình ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 13.646 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm sâu, chỉ đạt 243,5 tỷ đồng, chưa bằng một nửa mức lãi ròng cùng kỳ năm ngoái (501,4 tỷ đồng).

Bầu Đức chìm 900 tỷ trong lũ, nhà Cường đôla hưởng 3 triệu USD bồi thường
Đại gia Hòa Bình

Tương tự, Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD), nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, cũng công bố lợi nhuận sụt giảm tới 65% trong quý III. Doanh thu của Coteccons giảm hơn 23% so với quý III/2018, đạt tổng cộng 6.224,6 tỷ đồng, nên dù giá vốn có xu hướng giảm song lợi nhuận gộp thu về vẫn giảm hơn một nửa so với mức 574,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 254 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 7% xuống còn 4%.

Doanh thu hoạt động tài chính cũng sụt mạnh 36% xuống chỉ còn chưa tới 51 tỷ đồng và phát sinh thêm chi phí tài chính so với quý III năm ngoái. Lãi từ công ty liên kết cũng giảm. Lũy kế 9 tháng, Coteccons đạt 16.262 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 477,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 60% so với 9 tháng năm 2018.

Hoà Bình gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Lê Viết Hải, còn đại diện Coteccons là ông Nguyễn Bá Dương. Thị trường bất động sản gặp khó khăn là nguyên nhân chính dẫn tới túi tiền của các đại gia này ảnh hưởng.

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 916,5 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vốn hàng bán tăng mạnh 128% khiến lãi gộp trong kỳ của KBC đạt 366,6 tỷ đồng, giảm 12%. Biên lãi gộp quý 3/2019 theo đó cũng giảm sút về 40%, trong khi cùng kỳ năm trước biên lãi gộp KBC đạt 63,3%. Doanh thu tài chính quý 3/2019 của KBC tăng 16% đạt 24,9 tỷ đồng, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều giảm sút so với cùng kỳ năm trước.

 

Niềm vui trở lại

Ở chiều ngược lại, nhiều đại gia đã lấy lại niềm vui sau một thời gian dài gặp khó khăn. CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của đại gia số một ngành thépTrần Đình Long vừa công bố thông tin về kết quả kinh doanh trong 10 tháng với sản lượng thép xây dựng đạt 2,18 triệu tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Bầu Đức chìm 900 tỷ trong lũ, nhà Cường đôla hưởng 3 triệu USD bồi thường
Trần Đình Long

Đây là kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp của tỷ phú USD một thời Trần Đình Long. Cổ phiếu HPG đang trong giai đoạn thấp khiến tài sản của ông Long bốc hơi 500 triệu USD. Trong 3 phiên gần đây, cổ phiếu HPG tăng trở lại lên mức 22.700 đồng/cp nhưnghấp hơn nhiều so với đỉnh cao 34 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) ghi nhận hồi đầu tháng 3 năm 2018.

Còn theo số liệu trên báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hoa Sen, Công ty ghi nhận hơn 6.300 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp lại tăng tích cực từ mức 8,45% trong quý IV/2018 lên mức 13,09% trong quý IV/2019 đã khiến lợi nhuận gộp của Hoa Sen tăng hơn 14,8% so với cùng kỳ 2018.

Về hoạt động tài chính, trong quý IV/2019 doanh thu từ hoạt động này giảm hơn 87% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Hoa Sen không ghi nhận khoản lãi từ hoạt động đầu tư hơn 102 tỷ đồng như quý IV/2018.

 

Bầu Đức chìm 900 tỷ trong lũ, nhà Cường đôla hưởng 3 triệu USD bồi thường
Cường Đôla

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của mẹ ôngNguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) - bà Nguyễn Thị Như Loan - vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2019 với lợi nhuận gộp đạt 43 tỷ đồng, cao gấp gần 3,7 lần so với cùng kỳ. Doanh thu cũng tăng trở lại.

Sở dĩ Quốc Cường Gia Lai ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh bằng trong quý 3/2019 không phải do từ hoạt động chính doanh chính. Công ty này thực chất lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh và có lãi là nhờ khoản bồi thường hợp đồng trị giá 59,7 tỷ đồng đã cứu cho DN nhà Cường đô la thêm 1 quý lỗ nặng.

Tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai giảm trong 9 tháng qua xuống còn khoảng 10,8 ngàn tỷ đồng, trong đó có tới 73% là hàng tồn kho. Hàng tồn kho của QCG tăng thêm hơn 330 tỷ đồng trong kỳ lên 7.850 tỷ đồng và nếu so với tài sản ngắn hạn thì đã lên tới trên 90%.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm