Doanh nghiệp - Doanh nhân

Đạo diễn Bill Nguyễn: Ngành event đang bị trọng thương và mất máu khá nhiều

DNVN - Covid-19 khiến một loạt các sự kiện lớn của thế giới, cũng như ở Việt Nam bị hủy bỏ, đã ảnh hưởng rất nhanh tới ngành tổ chức sự kiện. DNVN có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bill Nguyễn, Đạo diễn & Nhà tổ chức sự kiện - VietNam Event Group (VEG), anh chia sẻ về những kịch bản mà ngành event cần chuẩn bị để đối phó với khó khăn.

Vừa lãi hơn 1 tỷ USD, công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có kế hoạch mới / “Phù thủy chỉnh cốt” Cao Thương: Tôi muốn chứng minh quyền năng và tinh hoa của đôi bàn tay Việt

 đạo diễn Bill Nguyễn -Tổng giám đốc công ty Việt Nam Event Group (VEG)

Đạo diễn Bill Nguyễn -Đạo diễn & Nhà tổ chức sự kiện - VietNam Event Group.

Dưới góc độ của một người làm trong ngành tổ chức sự kiện, thì đại dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào tới ngành này?

Anh Bill Nguyễn: Theo một lời nhận xét từ một chuyên gia, cả thế giới hiện đang chiến đấu với một "đội quân bóng ma” do không nhận biết được đội quân này có bao nhiêu quân, sức mạnh như thế nào và đến bao giờ có thể đánh bại được chúng nó. Và nếu như đại dịch Covid-19 như một phát súng, thì hiện tại các công ty, đặc biệt là ngành Event đang bị trọng thương và mất máu khá nhiều.

Trên thế giới, có rất nhiều sự kiện lớn đã bị huỷ như: Mobile World Congress, Geneva Internation Motor Show, Google I/O…. Sắp tới đây sẽ là Tokyo Olympic 2020, Cannes Film Festival, và Coachella…. Còn tại Việt Nam, ngoài F1 Grand Prix là sự kiện được mong chờ nhất bị huỷ, còn hàng loạt các sự kiện âm nhạc, ra mắt sản phẩm, các sự kiện thể thao cũng chịu chung số phận.

Tôi đã thực hiện một khảo sát nhanh đến các giám đốc, lãnh đạo của các công ty event, thì có đến 70% - 80% công ty chỉ đạt được khoảng 30% mục tiêu doanh thu cho cả Q1/2020 vừa rồi, hầu hết đó là những event đã diễn ra vào dịp trước Tết âm lịch.

Bắt đầu sau Tết âm lịch, khi có rất nhiều event bị dời, hoặc huỷ bỏ dẫn đến tình trạng có hơn 80% công ty “ngồi chơi xơi nước” từ tầm tháng 02/2020 tới 04/2020. Ở đây được hiểu là không có dự án diễn ra, không có event làm dẫn đến việc không phát sinh doanh số, các công ty vẫn làm việc, lên plan cho khách hàng rất nhiều nhưng "xong rồi thì để đó".

Tình trạng này dẫn đến một tình huống vô cùng khó khăn cho công ty event, vốn là những công ty không bao giờ mạnh về “dòng tiền” hay “sức khoẻ tài chính”. Tính tới thời điểm ttháng 4/2020, công ty đã gồng mình chi trả 5 tháng tiền vận hành doanh nghiệp (bao gồm luôn lương tháng 13 cho nhân viên). Nếu không phát sinh được doanh thu nào trong giai đoạn này, thì thật sự là một khó khăn không nói nên lời.

các công ty event, thì có đến 70% - 80% công ty chỉ đạt được khoảng 30% mục tiêu doanh thu cho cả Q1/2020

Bill Nguyễn cho hay, có đến 70% - 80% công ty event chỉ đạt được khoảng 30% mục tiêu doanh thu cho cả Q1/2020.

Và sự khủng hoảng này theo anh, sẽ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết thế nào?

Hiện tại gần như tất cả công ty trong ngành event đã thi hành chính sách cắt giảm chi phí một cách triệt để. Các công ty đã kiểm soát và cắt giảm ngay lập tức những khoản chi phí không cần thiết, những khoản chi không mang lại hiệu quả trực tiếp cho việc vận hành công ty hay phát triển kinh doanh đã được loại bỏ. Việc cắt giảm tối đa chi phí hàng tháng nhằm đảo bảo việc vận hành bộ máy công ty trong thời gian dài nhất.

Đã bắt đầu xuất hiện tình huống các công ty đề xuất giảm lương nhân viên, giảm biên chế hoặc cho các lao động phổ thông về quê tạm ngưng công việc. Việc này giúp cho các công ty vừa và nhỏ có thể giữ lại hệ thống cốt lõi của công ty nếu tình hình “hồi phục chậm” kéo dài.

Theo nghiên cứu thì nếu như doanh thu bằng “0”, thì công ty/ agency nào có tiền vận hành trong 6 tháng thì nằm trong “nhóm nguy cấp” , nếu lên đến 9 tháng thì là “nhóm có khả năng thoát hiểm” và dòng tiền lên được 12 tháng thì công ty đó đang trong “nhóm sống sót”.

Dĩ nhiên đây là những thông tin và con số dự đoán, tôi rất hy vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng khống chế tình hình dịch bệnh và rất mong các công ty có khả năng xoay xở để vượt qua được giai đoạn này.

Theo tiếng gọi “ở nhà là có trách nhiệm với Tổ quốc”, 2 tuần ở nhà để hạn chế lây lan dịch bệnh, công ty của anh việc Stay home này được thực hiện như thế nào?

Công ty chúng tôi, VietNam Event Group – VEG đã cho các nhân viên làm việc tại nhà theo thông báo của nhà nước. Vì nền tảng là một công ty làm hoạt động nghệ thuật và sáng tạo, nên phải làm việc tại nhà, không được gặp gỡ và giao lưu đồng nghiệp, không có những cuộc họp căng thẳng và giây phút vui chơi tại công ty cũng làm cho nhiều nhân viên không quen và hiệu quả công việc không được tốt như lúc đi làm.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã áp dụng nhiều phương pháp giúp cho công việc đang dần tốt hơn. Quy trình của công ty dựa theo 3 bước: đặt mục tiêu, giao việc và giải quyết vấn đề. Nên đa số các bạn cũng khá chủ động giải quyết công việc hàng ngày của mình.

Thông qua các công cụ như Google, Zoom… chúng tôi cũng đang dần làm quen với việc làm việc ở nhà. Lúc này cái chúng tôi nhớ nhất là “những khoảnh khắc và ánh đèn sân khấu” của ngành sự kiện.


Làm sao để tồn tại và phát triển sau đại dịch Covid-19 này, chắc hẳn là câu hỏi hóc búa với mọi người làm kinh doanh, với riêng anh thì sao?

Kỳ này là một phép thử lớn cho công ty trong quá trình phát triển của mình. Về kế hoạch, công ty đã có những kịch bản khác nhau để chống chọi với tình hình của dịch hiện giờ. Theo nhận định của Bill, sau khi dịch qua đi, thị trường sẽ rơi vào một giai đoạn trầm lắng lâu dài, kịch bản theo hình chữ L. Do doanh nghiệp hay các nhãn hàng lúc này cần thời gian hồi phục, cũng như sẽ tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, không quá tập trung vào các công cụ “tiêu tiền” như event. Vậy nên một trong những mục tiêu quan trọng của VEG là làm sao giữ vững được bộ máy và đội ngũ công ty càng lâu càng tốt.

Tận dụng thời gian nghỉ ngơi này, chúng tôi đang cố gắng tập trung vào việc nâng cao năng lực cá nhân của các thành viên công ty, áp dụng nhiều quy trình, workflow, biểu mẫu để giúp công việc hiệu quả hơn, dành thời gian chăm sóc khách hàng và mở rộng mối quan hệ, cũng như dành thời gian phát triển thương hiệu công ty như website hay các kênh truyền thông khác.

Bill thấy rằng đây là một sự chuẩn bị tích cực và đón đầu thị trường trong tương lai.

Bill thấy rằng đây là một sự chuẩn bị tích cực và đón đầu thị trường trong tương lai.

Bill Nguyễn cho rằng, giai đoạn dừng hoạt động do dịch là một sự chuẩn bị tích cực và đón đầu thị trường trong tương lai.

Các nhân viên của anh chia sẻ, anh là một ông chủ rất tình cảm, sâu sắc và "nghệ sĩ", anh chắc hẳn phải có bí quyết để nhân viên luôn kính trọng và cống hiến cho công ty hết mình như vậy?

Thật khó mà trả lời câu hỏi này, vì ở công ty, Bill luôn muốn mình là một người anh lớn, một người dẫn đường cho các bạn trên con đường nghề nghiệp của mình. Do không có cấp bậc ông chủ và nhân viên, nên môi trường công ty rất gần gũi và thân thiết. Ở VEG, chúng tôi xây dựng văn hoá công ty theo mô hình “một đội bóng đá”, các thành viên là một team, không có một siêu sao nào cả, mà chỉ có những người đá tốt ở vị trí của mình để trở thành một team mạnh. Khi là một đội bóng, các bạn phải phối hợp với nhau, chuyển bóng cho nhau, hỗ trợ nhau phòng thủ và tấn công. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ giành chiến thắng.

Bí quyết và phương châm sống của anh như thế nào? Cách thức anh truyền lửa cho nhân viên trong thời gian này?

Bill không có bí quyết hay phương châm sống nào cụ thể. Chỉ đơn giản là làm sao làm tốt nhất công việc của mình, có thể đem đến giá trị và niềm vui cho người khác thông qua các công việc mình làm, đó đã được xem như là một thành công lớn trong cuộc đời một người làm đạo diễn, làm nghệ thuật.

Trong thời gian này, ngoài việc cố gắng mang đến cảm hứng làm việc cho các thành viên thì VEG có triển khai rất nhiều những hoạt động liên quan đến việc phát triển ngành event tại Việt Nam, như duy trì cộng đồng event trên Facebook, tổ chức các buổi webminar để training, chia sẻ kinh nghiệm về ngành event…. Chính điều này làm cho các thành viên nhận thấy giá trị của công việc mà các bạn đang làm. Đây chính là cách truyền lửa tốt nhất với các bạn.

Anh có thể chia sẻ về một bộ phim, một quyển sách hay tác giả nào anh thích nhất, cách anh chọn để "tái tạo" tâm hồn mình trong mùa dịch này là gì?

Quyển sách mà tôi đang đọc là quyển “Làm điều quan trọng – Measure What Matter của John Doerr”, đây là quyển sách nói về phương pháp OKRs, viết tắt của Mục tiêu và Kết quả then chốt. Phương pháp quản trị này đã giúp Google, Intel, Youtube đạt được thành công. Ở VEG, chúng tôi cũng đã bắt đầu áp dụng OKRs từ đầu năm để mong muốn xây dựng và phát triển công ty vững vàng hơn.

Xin cảm ơn anh!

Hồ Ngọc (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm