Doanh nghiệp 24h

Xây dựng nông thôn mới phải theo đặc thù vùng miền, không “mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương

DNVN - Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, chương trình xây dựng nông thôn mới cần thay đổi tiếp cận tư duy, xây dựng nông thôn mới không chỉ là giải ngân nguồn vốn, phải đảm bảo tiến độ và không để xảy ra sai phạm, không thể “mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương.

Công bố Top 50 công ty đại chúng uy tín và Top 10 công ty uy tín ngành ngân hàng - bảo hiểm - công nghệ năm 2022 / Bàn giao 2 dự án trọng điểm, lãi sau thuế Đất Xanh đạt 670 tỷ đồng

Năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Tại hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày 5/8 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức, ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương cho biết: Giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020... Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Phấn đấu 60% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do UBND cấp tỉnh quy định…

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Một số kết quả, vướng mắc của chương trình thực hiện nông thôn mới các tỉnh được thảo luận tại hội nghị xoay quanh: về nguồn vốn, hệ thống kết cấu hạ tầng được bàn cách tháo gỡ.

Ông Nguyễn Trung Thảo - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị: các Bộ, ngành sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung chương trình, hướng dẫn thực hiện các bộ tiêu chí để các địa phương có căn cứ triển khai được đồng bộ. ưu tiên cho các tỉnh khó khăn như tỉnh Cao Bằng được tham gia các chương trình chuyên đề giai đoạn 2021-2025 như: Chương trình OCOP, Chương trình phát triển du lịch nông thôn, chương trình môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, chuyển đổi số.

Còn ông Y Giang Gry Niê – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk: Đến nay, toàn tỉnh có 71 xã đạt chuẩn NTM (đạt 46,7%), 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, TP Buôn Ma Thuột hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 72 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 – 4 sao; không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM. Tỉnh vẫn còn 3 xã dưới 10 tiêu chí, bình quân đạt 16 tiêu chí/xã thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Tuy nhiên, theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 được phân bổ 657,77 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (bình quân là 4,3 tỷ đồng/xã/5 năm), nguồn lực Trung ương bố trí thấp hơn giai đoạn trước, trong khi để đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 2025 thì yêu cầu cao hơn giai đoạn trước. Điều đó cho thấy, mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn mới cao hơn, nhưng nguồn vốn bố trí cho địa phương lại giảm hơn 1/3 giai đoạn trước.

 

Đại diện tỉnh Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: tỉnh cũng gặp một số khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch Trung ương giao giai đoạn 2021-2025, liên quan tới quá trình lồng ghép 3 chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững.

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn cho chương trình MTQG xây dựng NTM cơ bản đã phân bổ cho các tỉnh là 30 nghìn tỷ, như vậy nguồn vốn đã phân đúng tiến độ.

Đại diện Bộ Lao động Thương binh & xã hội cho rằng cần tập trung ưu tiên lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT  Xây dựng Nông thôn mới đến năm  2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT Xây dựng Nông thôn mới đến năm 2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM.

 

Được biết, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 39.632 tỷ đồng (gồm: 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 9.632 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) được phân bổ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện theo các quy định.

Điểm mới trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 Tiêu chí về xã NTM, giai đoạn 2021-2025 bộ tiêu chí cơ bản vẫn giữ nguyên bố cục và nội hàm của bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 gồm 19 tiêu chí. Tuy nhiên về số lượng chỉ tiêu thì sẽ tăng 8 chỉ tiêu so với giai đoạn trước (gồm 57 chỉ tiêu).

Chương trình xây dựng nông thôn mới cần thay đổi tiếp cận tư duy mới

 

Ông Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng nông thôn mới không chỉ là giải ngân nguồn vốn, mặc dù phải đảm bảo tiến tộ và không để xảy ra sai phạm.

Ông Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng nông thôn mới không chỉ là giải ngân nguồn vốn, mặc dù phải đảm bảo tiến độ và không để xảy ra sai phạm.

Tại hội nghị, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới. Tiếp cận mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo Bộ trưởng đến thời điểm này, tất cả văn bản bao gồm Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, hướng dẫn đã hoàn thiện, đủ điều kiện tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, với khối lượng văn bản rất nhiều, chưa kể các văn bản hướng dẫn của 2 chương trình Mục tiêu Quốc gia còn lại trên cùng một địa bàn, có thể sẽ phát sinh những cách hiểu khác nhau và cách vận dụng khác nhau. Nên Bộ Nông nghiệp sẵn sàng lắng nghe và kịp thời phản hồi một cách nhanh nhất để không làm ách tắc quá trình triển khai của các địa phương.

 

Bên cạnh đó, nguồn vốn, bao gồm vốn đầu tư và cả vốn sự nghiệp, sẽ không đủ để đạt được mục tiêu một chương trình vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu, vừa xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa phát triển kinh tế kết hợp văn hoá, xã hội nông thôn. Như vậy, ngoài nguồn vốn Trung ương, các địa phương cần lồng ghép với nguồn vốn địa phương và kêu gọi vốn xã hội hoá.

"Chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận chương trình với những tư duy mới, chứ không chỉ tập trung đầu tư hạ tầng và ngay cả hạ tầng cũng cần chú ý tính hài hoà, thân thiện với môi trường thiên nhiên, không gian làng quê, nông thôn. Chương trình không thể “mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương. Hình ảnh nông thôn mới cần dựa trên các giá trị truyền thống địa phương, tính đặc thù mỗi vùng miền, từ đó đa dạng về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cảnh quan nông thôn", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đồng thời, phát triển kinh tế nông thôn là điều kiện để tạo ra cơ hội việc làm ở nông thôn theo phương châm“ly nông, bất ly hương”. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là cách để thu hút người đô thị về với nông thôn, về với nông dân, là cách giới thiệu, quảng bá hình ảnh làng quê, gắn với tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề...

Nguyễn Nam – Thanh Hậu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo