Đời sống

5 loại nước tuyệt đối không nên uống khi ăn hải sản: Dễ gây bệnh gout, ngộ độc

Ăn hải sản và uống một trong những loại nước dưới đây sẽ gây ra những phản ứng không tốt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

3 thói quen trong bữa cơm dễ làm lây lan virus, hại dạ dày mà người Việt nên thay đổi ngay / Không phải trà xanh, đây là thức uống "trường thọ", giúp giảm lượng đường trong máu mà người Nhật ưa chuộng

Hải sảnlà loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng hải sản không đúng cách sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi ăn hải sản, bạn nên tránh uống một trong 5 loại nước dưới đây.

Bia với hải sản

Bia là loại đồ uống nhiều người yêu thích, đặc biệt là khi ăn với các loại hải sản. Tuy nhiên, việc kết hợp bia với hải sản lại gây ra phản ứng không tốt cho sức khỏe.

5-loai-nuoc-khong-uong-khi-an-hai-san-01

Ảnh minh họa

Bia chứa hàm lượng vitamin B1 cao, kết hợp với chất đạm và các khoáng chất trong hải sản sẽ tạo ra kết tủa tích cụ trong cơ thể. Những kết tủa này nếu không được đào thải ra ngoài có thể hình thành sỏi thận, tăng áp lực hoạt động cho gan, về lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng gan.

Ngoài ra, lượng đạm dư thừa không được bài tiết ra ngoài sẽ đọng lại và gây sưng, đau rát ở các khớp xương, mô cơ, hình thành bệnh gout.

Nước trái cây và hải sản

Các loạinước ép trái câynhư nước cam, chanh, táo, bưởi, ổi... thường giàu vitamin C. Trong khi đó, các loại hải sản thường chứa lượng lớn asen pentavelent. Hai thành phần trên kết hợp với nhau sẽ sinh ra chất trioxide có hại cho sức khỏe.

5-loai-nuoc-khong-uong-khi-an-hai-san-02

Các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên ăn hồng, nho, lựu ngay sau khi ăn hải sản bởi những loại trái cây này cứa các chất dễ kết hợp với canxi trong hải sản để tạo thành chất khó tiêu, gây đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn mửa.

 

Nước sâm và hải sản

Theo y học cổ truyền, nhân sâm là loại thuốc đại bổ khí. Trong khi đó, hải sản và các lại củ cải là đại hạ khí. Hai nhóm thực phẩm này có tác dụng triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Vì vậy, không nên uống nhân sâm trước, trong và sau khi ăn hải sản để tránh đau bụng, khó tiêu.

5-loai-nuoc-khong-uong-khi-an-hai-san-03

Các loại đồ uống có tính hàn

Các loại đồ uống có gas, nước lạnh, nước dưa hấu, nước lê... đều được xếp vào nhóm thuộc tính hàn, tác dụng giải nhiệt. Hải sản cũng có tính hàn. Sử dụng nhiều loại thực phẩm có tình hàn cùng lúc sẽ gây ra khó chịu, đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là những người có bụng dạ yếu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm