Đời sống

Bà nội lên chăm cháu, tôi cảm thấy như "địa ngục" khi phải tự làm hết mọi thứ

Tôi thà thuê giúp việc mất tiền còn hơn, chứ mẹ chồng mang tiếng không lấy tiền mà tiền quà cáp, áo quần, thuốc bổ cho bà còn hơn tiền thuê giúp việc.

Chỉ vì mẹ chồng đặt thứ này lên mâm cơm, con dâu đang ở cữ thà nhịn chứ không ăn / Khi thấy con dâu bị con gái “hỏi tội”, mẹ chồng đã có hành động bất ngờ

Hai vợ chồng tôi đều dân tỉnh lẻ, lên Hà Nội học rồi ở lại lập nghiệp và nên duyên. Đến khi sinh con đầu lòng, vì không có bà nào lên chăm cháu được, tôi đành chấp nhận về quê chồng sinh con. Điều kiện ở nhà nội thoải mái hơn, lại gần bệnh viện, không khí trong lành, bà nội lại vừa kết hợp công việc vừa chăm cháu được. Nhưng khi gần hết 6 tháng thai sản, tôi định mang con lên Hà Nội để làm việc thì mẹ chồng không đồng ý.

Bà bảo tôi lương 3 cọc 3 đồng, đi làm không bằng tiền thuê người giúp việc. Bà muốn tôi tiếp tục ở quê, tiền ăn, sinh hoạt đều không mất thì sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Nhưng tôi vẫn quyết tâm đi, vì dù nhà chồng tử tế, tôi vẫn luôn cảm thấy ức chế, không thoải mái. Thấy tôi không nghe lời, mẹ chồng đành phải chấp nhận. “Trời không chịu đất thì đất đành chịu trời. Để tôi lên chăm cháu chứ không yên tâm giao cháu cho người ngoài”, bà nói.

Bà nội lên chăm cháu, tôi cảm thấy như địa ngục khi phải tự làm hết mọi thứ - 1

Ảnh minh họa.

Có bà nội chăm cháu thì còn gì hơn nữa, tôi đã nghĩ như thế. Nhưng thật sự sai lầm vì mọi chuyện không hề đơn giản. Trước đây, tôi ở cữ ở nhà chồng, phải làm hết mọi việc từ nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, tranh thủ con làm là làm, nhưng không ý kiến nửa lời. Vì khi đó tôi chưa đi làm và mang tiếng ăn bám nhà chồng nên sẵn sàng đổi công lấy tiếng. Tôi không nề hà gì cả. Nhưng nay mẹ chồng ra ở cùng, tôi vẫn phải tiếp tục làm hết tất cả những việc đó dù việc kế toán ở công ty rất bận.

Mẹ chồng ở nhà cả ngày không làm gì, chỉ trông cháu và chơi cùng cháu. Sáng tôi phải chuẩn bị đúng 3 bữa cháo cho con rồi mới được đi làm. Bà ở nhà chỉ việc hâm lại và cho cháu ăn. Nhưng bà cũng chỉ cho cháu ăn mỗi buổi trưa. Còn buổi sáng, buổi chiều khi tôi có mặt ở nhà là bà mặc kệ tôi. Nhà cửa chưa bao giờ bà lau dọn. Ở nhà đồ chơi của cháu bày bừa, bà cũng nghiễm nhiên “đợi mẹ nó về dọn”. Tôi đi làm về mệt, nhìn cảnh bà cháu bày bừa, cơm nước chưa nấu thật sự ngán ngẩm vô cùng.

Mỗi giờ tan sở, ngoài lách trong dòng người, chạy xe 10 cây số để về được đến nhà, tôi còn phải vào chợ, mua đủ thức ăn, về nấu cơm cho cả nhà. Tôi về đến nhà là quay như một cái máy. Thay xong áo quần là cho con ăn, rồi lao vào bếp nấu cơm cho cả nhà. Có những bữa thức ăn ít, mẹ chồng còn ý kiến “cơm hôm nay không ngon lắm nhỉ”. Tôi ngậm ngùi mà không biết phải nói gì. Nhiều khi nghĩ nếu như không có bà, tôi mua 2 tô phở về 2 vợ chồng ăn là xong, chứ ngày nào cũng bày vẽ nấu nướng thật mệt mỏi vô cùng.

Bà nội lên chăm cháu, tôi cảm thấy như địa ngục khi phải tự làm hết mọi thứ - 2

Ảnh minh họa.

 

Nhà chồng cách Hà Nội chỉ hơn 2 tiếng đi xe máy, cứ cuối tuần là bà lại bắt chồng tôi chở bà về quê để giải quyết công chuyện. Khi thì cái giỗ, cái đám cưới, khi lại có đứa cháu này sắp sinh, khi lại về chuẩn bị cơm nước cho ông... Cứ như thế, mẹ con tôi không còn có cuối tuần nữa vì chồng bận đi về quê. Tôi quay cuồng với con và lại phải chuẩn bị đồ ăn để những bữa trưa mẹ chồng ở nhà thì còn có cái để ăn. Tôi mà không làm, kiểu gì cũng “bị thái độ”. Chưa kể nhiều khi con ốm sốt, bà vẫn việc bà bà làm và tất cả là mình tôi xoay sở.

Thật tình tôi cảm thấy sống cùng mẹ chồng như thế này thật chẳng khác gì địa ngục. Tôi thà thuê giúp việc mất tiền còn hơn, chứ mẹ chồng mang tiếng không lấy tiền mà tiền quà cáp, áo quần, thuốc bổ cho bà còn hơn tiền thuê giúp việc. Thuê người ngoài, chọn người thân quen, yên tâm một chút còn có thể đỡ đần mình, mình còn nhắc nhở được và cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bà luôn kiên quyết “tôi chăm cháu cho anh chị đến khi nào nó đi học được thì mới về, đỡ đần cho một khoản”. Bây giờ biết làm thế nào để đuổi khéo mẹ chồng về quê, mình còn tìm được tự do đây?

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm