Đời sống

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm ở đầu và lưng, bố mẹ cần làm gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trẻ lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm nhiều ở đầu và lưng cần phải làm gì để khắc phục?

Tại sao dùng dầu oliu lại có thể giúp giảm cân / Uống 1 cốc nước này trước khi đi ngủ để cơ thể sạch độc tố, hiệu quả giảm cân tăng gấp đôi

Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm
Trẻ hay ra mồ hôi trộm nhiều nhất ở những vùng có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay, bàn chân và háng. Trẻ hay ra hôi trộm thường đổ nhiều mồ hôi khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu.
Hiện tượng này có thể khiến trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, bị giật mình, và hay quấy khóc nhiều vào ban đêm. Trẻ hay ra mồ hôi trộm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Yếu tố sinh lý
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Do đó, quá trình trao đổi chất ở trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Khi cơ thể chuyển hóa năng lượng, thân nhiệt của trẻ sẽ tăng lên cao hơn mức bình thường, dẫn đến tình trạng trẻ hay ra mồ hôi trộm. Bên cạnh đó, hệ thống điều chỉnh thân nhiệt của trẻ vẫn còn non nớt.
Trẻ hay ra mồ hôi trộm để tự cân bằng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi ở bé khá cao so với kích thước cơ thể, nên cũng sẽ khiến trẻ hay ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn. Đổ mồ hôi trộm do yếu tố sinh lý gây ra thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Yếu tố bệnh lý
Trẻ hay ra mồ hôi trộm là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh về tim mạch: trẻ hay ra mồ hôi trộm một cách bất thường vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về tim mạch hay tim bẩm sinh. Đặc biệt, nếu bé có các dấu hiệu kèm theo như: sốt, khó thở, ớn lạnh,... thì có thể bé đã bị mắc bệnh viêm màng tim rất nguy hiểm.
Chứng ngưng thở trong khi ngủ: khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường có dấu hiệu ngáy nhiều, tiếng ngáy to, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ. Nguyên nhân là do những bất thường ở đường khí quản làm cản trở hệ hô hấp của bé. Nếu không được phát hiện kịp thời, chứng bệnh này có thể dẫn đến đột tử.
Chứng tăng tiết mồ hôi: nguyên nhân của chứng bệnh này là bộ phận cảm biến thân nhiệt của trẻ gặp vấn đề, làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu và dễ bị cảm lạnh. Khi thấy trẻ ra mồ hôi nhiều, ba mẹ nên lau người bằng nước ấm và thay quần áo cho bé. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, ba mẹ cần cho bé gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Bệnh còi xương: nếu trẻ hay ra mồ hôi trộm kèm theo những biểu hiện như: xương đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô mình gà,... rất có thể bé đã bị mắc bệnh còi xương.
Lao sơ nhiễm: với bệnh lao sơ nhiễm trẻ sẽ có biểu hiện đổ mồ hôi trộm kết hợp với ho kéo dài, ăn uống kém,...
Trẻ hay ra mồ hôi trộm do yếu tố bệnh lý là rất nguy hiểm. Do đó, ba mẹ nên cho bé gặp các bác sĩ thường xuyên để được thăm khám tận tình và chính xác. Ứng dụng đặt lịch khám online sẽ giúp ba mẹ liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa dễ dàng và thuận tiện hơn.
Cách xử lý khi bé bị đổ mồ hôi trộm
Khi bé thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, việc đầu tiên các mẹ cần phải làm đó là theo dõi giấc ngủ của bé, thường xuyên dùng tay sờ lên vùng lưng, sau gáy của bé. Nếu thấy mồ hôi đổ nhiều cần dùng khăn xô lau khô, tránh tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi, áo ẩm, thấm ngược vào da gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, khi bé bị đổ mồ hôi các mẹ chú ý tuyệt đối không được để quạt thúc trực tiếp vào người con, mồ hôi sẽ khiến bé yêu dễ bị cảm lạnh.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm? Sử dụng lá đinh lăng chính là cách chữa đổ mồ hôi trộm dân gian cho trẻ nhỏ mà được nhiều người áp dụng và thành công. Để thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, bạn có thể làm như sau:
– Chuẩn bị một nắm to lá đinh lăng, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến cho lá đinh lăng vào chảo sao vàng, hạ thổ khoảng 10 phút. Bạn cho lá đinh lăng vừa sao vào giữa 2 miếng vải dày, rồi đặt dưới lưng và đầu cho bé. Sau một đêm đảm bảo bạn sẽ thấy sự cơ thể trẻ không còn dấu hiệu đổ mồ hôi trộm nữa nhé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện phương pháp này liên tiếp khoảng 1 tuần cho dứt điểm.
– Lưu ý: Khi cho lá đinh lăng vào miếng vải, bạn nên nhặt bỏ các cẳng khô, cứng đi để tránh chọc vào người bé nhé.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm