Đời sống

Lâm Đồng: Giám đốc bỏ nghề về nuôi 3 loại dế, có loại bán giá 1,7 triệu/ký

Mặc dù công việc kinh doanh hàng công nghệ khá thuận lợi, nhưng hơn một năm nay anh Lê Văn Cảnh ở Thôn 4, xã Tân Thượng (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định từ bỏ nghề, bỏ chức giám đốc chuyển sang mô hình nuôi 3 loại dế thương phẩm bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Có loại dế cơm anh Cảnh bán với giá từ 1,3-1,7 triệu đồng/kg.

Hà Tĩnh: 9X thôi lang thang về làng nuôi bạt ngàn gà trên cát, lãi 25 triệu/tháng / Ninh Thuận: Chuyển từ hồ vuông sang hồ tròn, nuôi tôm thu tiền tỷ ngay

Anh Lê Văn Cảnh đã từng lập Công ty TNHH Công nghệ số CYT và 18 năm gắn bó với nghề chuyên kinh doanh thiết bị máy tính, văn phòng, lắp đặt camera quan sát… tại một số địa phương.

Trong một lần tình cờ đọc ở một bài báo đề cập về nghề nuôi dế tại Việt Nam, từ đó anh Cảnh đã dành khá nhiều thời gian đi tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của con dế rồi cất công đi tham quan một số trang trại nuôi dế ở huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) và Long An...

giam doc bo nghe ve nuoi 3 loai de, co loai ban gia 1,7 trieu/ky hinh anh 1

Mô hình nuôi dế của anh Lê Văn Cảnh chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp cho thị trường. Ảnh: L.Phương

Anh Lê Văn Cảnh cho biết: “Khi tôi đến trại dế ở Củ Chi, tôi chẳng những gặp gỡ được nhiều người trong nước lẫn nước ngoài đến tham quan, đặt mua sản phẩm, mà còn tận mắt chứng kiến người Mỹ sang đây ký hợp đồng trực tiếp với chủ trang trại...”.

Qua tìm hiểu, học hỏi về những triển vọng mà con dế mang lại càng thôi thúc lòng đam mê nuôi dế trong anh. Chia sẻ với chúng tôi, hiện anh Cảnh đang nuôi gồm 3 loại chính, là dế ta, dế cơm và dế Thái. Dế cơm có đặc tính sinh sống khác hơn so với dế ta và dế Thái. Về kỹ thuật nuôi dế cơm cũng đòi hỏi cao, bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại cao hơn so với các loại dế khác.

Qua thời gian nuôi, anh Lê Văn Cảnh nhận thấy, ngoài kinh nghiệm, yếu tố khí hậu thì chế độ ăn uống cho dế rất quan trọng, bởi dế thường ăn các loại thức ăn sạch; rau, cây cỏ không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật . Chuồng trại cũng khá đơn giản, có thể dùng bạt mủ cao su hoặc các loại thùng nhựa, bìa các-tông...và mỗi thùng nuôi từ 4 - 5 kg dế thịt thương phẩm. Thịt dế là một thực phẩm không những sạch mà còn giàu dinh dưỡng protein, sắt, kẽm... và độ an toàn rất cao vì dế luôn luôn ăn các loại rau, cỏ sạch.

“Dế thường được dùng để làm thức ăn, nếu dành cho người ăn cần phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng, dinh dưỡng, nên mật độ nuôi thưa hơn so với dế cung cấp cho người nuôi chim, cá cảnh, làm mồi câu cá. Các món ăn đặc trưng được chế biến từ dế như: Bột dế, gỏi dế, dế chiên giòn, dế tẩm bột, dế xào...dùng ăn kèm với các loại bánh tráng, rau sống và nhận giao hàng trên địa bàn Di Linh, với giá bán dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg. Dế có thời gian sinh trưởng ngắn và chỉ mất từ 40 - 45 ngày là thu hoạch dế thương phẩm” - anh Lê Văn Cảnh cho biết.

Đặc biệt, người nuôi dế có thể tận dụng diện tích nhỏ, thời gian nhàn rỗi để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

 

Hiện nay, dế trên thị trường có giá bán 200 ngàn đồng/kg, dế cơm dao động từ 1,3 - 1,7 triệu đồng/kg.

Do mới nuôi, qui mô nhỏ, nên anh Cảnh chỉ đủ cung cấp dế thương phẩm cho thị trường với hơn 80 kg/tháng.

Có thể nói, hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi dế đã tạo động lực cho anh Lê Văn Cảnh tự tin đầu tư mở rộng chuồng trại theo hướng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho gia đình.

1
Theo Báo Lâm Đồng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm