Đời sống

Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm khiến món ăn mất hết chất bổ dưỡng

Rất nhiều người Việt đang phạm phải sai lầm khi ăn tôm làm hao hụt dinh dưỡng, thậm chí biến món ăn tưởng có lợi cho sức khỏe thành "thuốc độc".

3 loại rau củ rẻ như cho, bán đầy chợ lại là cứu tinh của xương khớp / Món rau quê xào thịt bò là thần dược của nam giới, ăn nhiều lại bị sỏi thận

Tôm là loại hải sản yêu thích của nhiều người vì ngon miệng và chất dinh dưỡng cao. Tôm có ít chất béo, nhiều vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe.

Protein trong tôm cao gấp nhiều lần so với cá, trứng và sữa. Trong 100g tôm tươi thì có 18.4g protein, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.

Tôm có tác dụng giảm viêm, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tuyến giáp và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.

Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm khiến món ăn mất hết chất bổ dưỡng 1

Rất nhiều người Việt đang phạm phải sai lầm khi ăn tôm (Ảnh minh họa)

Thế nhưng, rất nhiều người phạm phải sai lầm khi ăn tôm vừa làm hao hụt dinh dưỡng lại có thể biến món ngon thành "thuốc độc". Dưới đây là những sai lầm người Việt thường gặp khi ăn tôm:

Ăn tôm sống

Nhiều người cho rằng, chỉ khi ăn tôm sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ hết dinh dưỡng của tôm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhiều loài như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.

 

Ăn đầu tôm để bổ mắt

Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt.

Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.

Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm khiến món ăn mất hết chất bổ dưỡng 2

Chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt

 

Ăn tôm hàng ngày

Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Các chuyên gia khuyên rằng, người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g/ngày và trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy lứa tuổi cụ thể.

Ăn vỏ tôm để bổ sung canxi

 

Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa.

Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

Những thực phẩm không được ăn cùng tôm

Ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người.

Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.

 

Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.

Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.

Tôm kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.

Tôm kết hợp cùng táo đỏ: Vitamin trong táo đỏ kết hợp cùng chất asen trong thịt tôm tạo thành thạch tín gây ngộ độc, nặng hơn có thể tử vong.

Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm khiến món ăn mất hết chất bổ dưỡng 3

Tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, do ăn tôm sai cách khiến món ăn này vô tình gây hại cho sức khỏe

 

Những người không nên ăn tôm

Bệnh nhân hen suyễn : Ăn tôm sẽ kích thích cổ họng và co thắt khí quản, khiến bệnh tình thêm khó chịu.

Người bị cường giáp: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.

Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

 

Người đang bị ho: Nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ vọng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm