Đời sống

Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu

Ngày 24/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu” và Triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong Khu Phố cổ Hà Nội. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nhân dịp kỷ niệm...

Người mẹ nghèo suốt 11 năm khao khát hai con gọi một tiếng “mẹ ơi” / Cận cảnh: Trại rau thủy canh đẹp như phim của trai phố núi Sơn La

Sáng ngày 24/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu” và Triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong Khu Phố cổ Hà Nội. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nhân dịp kỷ niệm Ngày di sản Việt Nam 2018.

Buổi tọa đàm diễn ra tại Di tích Đình Kim Liên (Phố cổ Hà Nội).

Buổi tọa đàm diễn ra tại Di tích Đình Kim Liên (Phố cổ Hà Nội).

Tới dự buổi tọa đàm có đại diện Quận ủy, UBND quận Hoàn Kiếm và các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dân gian; các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống và đông đảo người dân đến từ Khu phố cổ Hà Nội.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Nội thượng tọa Thích Tâm Hiệp cho biết: Người Việt Nam có một nếp sống đẹp. Nếp sống ấy dã làm nên tính cách dân tộc và là nền tảng cho sự hình thành, phát triển văn hóa. Nếp sống ấy đã trở thành nguồn mạch chảy trong tâm thức mỗi một con người Việt từ xa xưa và duy trì đến nay. Qua nhiều năm lịch sử, từ thuở hình thành, dựng và giữ nước, nếp sống ấy trở thành Đạo và có giá trị cốt lõi làm nên tinh hoa Văn hóa Việt.

Khu phố cổ Hà Nội là nơi còn lưu giữ được một mạng lưới các công trình tôn giáo tín ngưỡng với nhiều ngôi đình có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Khu phố cổ hiện vẫn còn lưu giữ danh sách của 59 ngôi đình, chiếm một tỉ lệ lớn trong số 112 các công trình tôn giáo tín ngưỡng đã từng có tại đây.

Các ngôi đình trong Khu phố cổ phản ánh yếu tố lịch sử của một khu đô thị có nguồn gốc nông thôn – nông nghiệp. Không gian kiến trúc của các ngôi đình trong Khu phố cổ Hà Nội cũng có những nét đặc trưng riêng, phản ánh rõ nét quá trình hình thành và phát triển của Khu phố cổ, góp phần tạo nên bản sắc của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

 

Ở Thăng Long, tín ngưỡng thờ tổ nghề khá đậm nét. Có lẽ không có đô thị nào ở Việt Nam nhiều đình đền thờ tổ nghề như ở đây.

Trau dồi tay nghề, phát triển, sáng tạo thêm cho hàng hóa thêm khéo, thêm tinh xảo là nguyện ước của mọi người thợ thủ công. Truyền thống đạo lý lâu đời của người Việt Nam là “uống nước, nhớ nguồn”.

Các ngành thợ thủ công ở Thăng Long đều rước các vị Tổ nghề ở quê hương ra kinh đô để thờ vọng, để tri ân các bậc tổ sư. Tín ngưỡng thờ tổ nghề là một biểu hiện của tín ngưỡng thờ tổ tiên, từ lòng biết ơn những vị đã tạo dựng cho mình cuộc sống.

Trong tín ngưỡng dân gian, người Việt cũng như người thợ thủ công còn tin rằng các vị tổ nghề, thần linh và người thợ thủ công có mối liên hệ vô hình và thường phù hộ, độ trì cho mình trong những vui buồn trên con đường phát triển nghề nghiệp.

Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa, sử học, các nghệ nhân cũng đã trao đổi các vấn đề liên quan đến tục thờ tổ bách nghệ và đạo hiếu của người Việt; mối quan hệ giữa các làng nghề, phố nghề và việc thờ cúng tổ nghề giữa quê gốc và phố Thăng Long.

 

Cũng nhân dịp này, ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Dự án “khơi nguồn tinh hoa văn hóa Việt” cũng triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong Khu Phố cổ Hà Nội của nhiếp ảnh gia Lê Bích.


Theo laodongthudo.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm