Hỗ trợ doanh nghiệp

Giảm lỗ hơn 2.900 tỷ sau thanh tra hàng chục nghìn doanh nghiệp

Trong thời gian qua, ngành thuế đã thực hiện thanh kiểm tra 19.281 doanh nghiệp. Qua đó, giảm lỗ, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp là 2.913,1 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, ngành thuế đã thực hiện kiểm tra 33.633 đối tượng là doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Trong đó có 19.281 doanh nghiệp và 14.352 hộ kinh doanh.

Theo đó, đã có 83,2% số doanh nghiệp đã được kiểm tra chống thất thu có số thuế tăng thêm sau kiểm tra, với tổng số thuế tăng thêm là 4.891,4 tỷ đồng. Trong đó, số thuế truy thu và phạt đối với doanh nghiệp là 1.946,1 tỷ đồng; giảm lỗ, giảm khấu trừ thuế GTGT đối với doanh nghiệp là 2.913,1 tỷ đồng.

Báo cáo cũng cho thấy, đã có 73,4 % số hộ kinh doanh đã được kiểm tra, khảo sát có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu khoán, trong đó 1/2 số hộ có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu khoán từ 50% trở lên phải điều chỉnh thuế khoán ngay trong năm 2016 với số thuế điều chỉnh tăng trong năm 2016 là 32,1 tỷ đồng; còn lại các hộ có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu khoán dưới 50% sẽ được điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán từ năm 2017.

Ngay sau khi kết thúc đợt kiểm tra chống thất thu vào tháng 12/2016, Tổng cục Thuế đã ban hành Thông báo số 7336/TB-TCT ngày 30/12/2016 chỉ đạo các Cục Thuế tại các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai chống thất thu thuế theo Quyết định 1353 của Bộ Tài chính cho năm 2017 và các năm tiếp theo.

Giảm lỗ hơn 2.900 tỷ sau thanh tra hàng chục nghìn doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với hộ kinh doanh, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo sửa đổi bổ sung và hoàn thiện chính sách cũng như quy trình quản lý đối với hộ kinh doanh áp dụng từ năm 2015 như ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 về sửa đổi một số chính sách thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán.

Theo đó, đã có những sửa đổi cơ bản theo hướng hộ khoán sử dụng hóa đơn thì nộp thuế khoán riêng, thuế theo hóa đơn riêng không gộp chung như trước; bổ sung thêm hình thức công khai thông tin hộ khoán để tăng cường giám sát của cơ quan ban ngành địa phương, tăng cường sự giám sát của người dân, trong đó (công khai danh sách 200 hộ kinh doanh đến từng hộ kinh doanh cùng địa bàn, công khai doanh thu và mức thuế khoán trên website ngành thuế); nhất là quy định trách nhiệm của cấp Cục Thuế trong việc kiểm soát việc quản lý Hộ kinh doanh tại các Chi cục Thuế trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiêm trong công tác tham vấn, đồng thời mở rộng số lượng hộ kinh doanh tham gia để tăng thêm tính dân chủ (cụ thể: tại địa bàn có trên 900 hộ kinh doanh thì có ít nhất 9 hộ kinh doanh tham gia hội đồng tư vấn thuế - chiếm trên 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng.

Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 218/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 về hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo hướng hộ kinh doanh khai thuế theo tháng và phải lưu giữ hồ sơ chứng minh đầu vào hàng hóa nhập khẩu để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng đã ban hành Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh kèm theo Quyết định số 2371 ngày 18/12/2015 quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ phận cấp Chi cục Thuế; quy định trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu riêng tại từng địa bàn để làm cơ sở xác định doanh thu và mức thuế khoán.

 

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo