Thị trường

Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

(DNVN) -Trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 57,1 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư.

Tính đến ngày 20/10/2017, cả nước có 24.397 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 312,91 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 169,05 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 57,1 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,3 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. 

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Hàn Quốc giữ ngôi vị đầu bảng trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sự lớn mạnh này xuất nhờ sự thịnh vượng từ chuỗi các khu công nghiệp Samsung Electronis, với doanh thu hàng tháng luôn ở mức khủng.

Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Ảnh minh họa.

Chỉ tính riêng lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Samsung Việt Nam đã đạt ngưỡng trên 72.000 tỷ đồng. Trong đó, tổ hợp gồm 4 công ty con tại Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng và lợi nhuận ấn tượng, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu đạt gần 640.000 tỷ đồng, xấp xỉ 31%. Nếu tính bình quân, thì mỗi ngày các công ty này lãi khoảng 400 tỷ đồng.

Hiện nay, trên cả nước Samsung có 6 nhà máy ở Việt Nam, chuyên sản xuất các linh kiện, thiết bị điện tử, đồ gia dụng… với tổng số vốn đầu tư 15 tỷ USD.

Theo khảo sát của Cục đầu tư nước ngoài, về mục đích đầu tư, người Hàn chọn đầu tư ra nước ngoài nói chung với các mục tiêu tiếp cận thị trường (36% mục đích đầu tư), tiết giảm chi phí sản xuất (31%), tiếp cận nguồn nguyên liệu; tiếp cận công nghệ nguồn; tránh rảo cản thương mại và đầu tư kết hợp phát triển thương mại.

Chính phủ Hàn Quốc nói chung khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư chiến lược với nhiều ưu thế như: Nguồn lao động cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và lắp ráp; Thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận; Ổn định chính trị và quan hệ chính trị, văn hóa hai nước liên tục phát triển; Vị trí địa lý thuận lợi; Chính sách ưu đãi tương đối cạnh tranh…

Theo dự kiến trong thời gian sắp tới, tập đoàn sẽ triển khai dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh. Đây cũng chính là một trong những tham vọng mà ông lớn ngành điện tử đặt ra trong năm 2017 để thu về khoảng 60 tỷ USD và tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của Samsung tại Việt Nam đạt khoảng 57%.

 

Nên đọc
An Chi
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo