Khám phá

'Quái chiêu' của công chúa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Nếu nói nàng công chúa quái chiêu bậc nhất Trung Quốc cổ đại có lẽ phải kể đến Lưu Sở Ngọc Sơn Âm công chúa, con gái của Nam Tống Hiếu Vũ Đế Lưu

Liệu Mỹ đã biết trước nhưng lừa Nhật tấn công Trân Châu Cảng? / Những phụ nữ độc ác nhất trong lịch sử loài người

Nếu nói nàng công chúa quái chiêu bậc nhất Trung Quốc cổ đại có lẽ phải kể đến Lưu Sở Ngọc Sơn Âm công chúa, con gái của Nam Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn. Mẹ đẻ của Sơn Âm công chúa là Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên. Bà sinh cho Hiếu Vũ Đế 2 trai, 4 gái. Trong bốn nàng công chúa ai cũng đều hưởng nét đẹp trời ban, nhưng Sơn Âm công chúa là nhan sắc yêu kiều nhất.
Năm thứ 8 Đại Minh, tức tháng 5 năm 464 công nguyên, em trai Lưu Tử Nghiệp của nàng kế vị khi vừa 15 tuổi và xưng là Phế Đế. Phế Đế vốn là ông hoàng hoang dâm, háo sắc có thể nói cũng vào hàng hiếm có trong lịch sử. Ngoài việc tuyển chọn mỹ nhân khắp thiên hạ, ông ta còn thu nạp cả sủng phi của cha. Thậm chí ngay cả cô ruột, chị ruột ông ta cũng tìm mọi cách chiếm đoạt. Người cô ruột bị ông ta cưỡng đoạt được ghi lại trong sử sách chính là Tân Thái công chúa, vợ tướng quân Hà Mại.
Sau khi triệu Tân Thái công chúa vào cung, ông ta dùng thi thể một cung nữ chết vì độc đưa trả về Hà phủ nói rằng Tân Thái công chúa bị chết vì bạo bệnh. Hà Mại ức không chịu nổi nỗi nhục bị cắm sừng nên đã lên kế hoạch tạo phản, nhưng cuối cùng bị bại lộ và bị tên hoàng đế loạn luân Phế Đế giết chết. Tân Thái công chúa từ đó cũng đổi họ thành Tạ thị, sống tại nơi thâm cung. Lưu Tử Nghiệp thậm chí còn phong Tân Thái công chúa là hoàng hậu, sau khi bị công chúa cự tuyệt, Lưu Tử Nghiệp cuối cùng chiều ý đổi thành Lộ thị.
Lưu Sở Ngọc Sơn Âm công chúa.
Lưu Sở Ngọc Sơn Âm công chúa.
Trái ngược với người cô bị cưỡng bức, Sơn Âm công chúa lại tự nguyện làm chuyện loạn luân với em trai mình. Vốn có tình cảm tốt với em trai, nên nàng thường chủ động vào cung ăn ngủ như vợ chồng với e trai. Lưu Tử Nghiệp thì răm rắp nghe theo sự sắp bảo của chị gái.
Sự việc cứ thế diễn ra. Bỗng một hôm, Sơn Âm công chúa nhìn thấy đám giai nhân mỹ nữ trong cung rất đông thì không chịu được ấm ức liền nói với Lưu Tử Nghiệp: “Ta với hoàng thượng tuy là nam nữ khác biệt, nhưng đều là cốt nhục của tiên hoàng, cho nên nói cho cùng vẫn là giống nhau. Nhưng hoàng thượng có tam cung lục viện, giai nhân vạn người mà sao ta chỉ có thể sống với mỗi mình phò mã. Đây chính là sự bất công lớn nhất trên đời.”
Phế Đế nghe xong thấy rất có đạo lý, công chúa và hoàng đế đều là con cùng cha, dựa vào đâu hoàng đế được lập tam cung lục viện, tuyển chọn hàng vạn giai nhân mỹ nữ mà công chúa thì ngược lại chỉ được chung tình với một mình phò mã? Vì thế Phế Đế hứa sẽ đáp ứng đúng tâm nguyện của chị gái mình.
Tuy ông ta không quan tâm gì đến chuyện triều chính, nhưng đối với mấy chuyện này thì lại vô cùng sốt sắng. Ông ta ra lệnh lập tức tuyển chọn 30 thanh niên khôi ngô tuấn tú đưa đến phủ công chúa để "phục vụ" chị gái. Ông ta còn thăng quan tấn tước cho chị gái và ban phát bổng lộc. Sơn Âm công chúa cảm thấy rất thỏa mãn với những món quà này.
Thực ra, phò mã Hà Tập của công chúa cũng là một mỹ nam thời bấy giờ lại vốn xuất thân trong một gia đình danh giá nhưng không thể nào làm thỏa mãn dục vọng vô bờ của nàng nên Sơn Âm danh chính ngôn thuận nuôi thêm 30 trai lơ để “phục vụ”. Đám trai lơ này toàn là những người cường tráng, khôi ngô tuấn tú hơn người.
Thời bấy giờ có chàng Trữ Uyên được coi là mỹ nam số một của nước Tống. Chàng vô cùng phong độ, tuấn tú phi phàm, tính tình khảng khái, giỏi giang liêm chính nổi tiếng. Chàng không chỉ có sức hấp dẫn với phái nữ mà ngay đến nam giới nhìn thấy chàng còn ngưỡng mộ.
Nghe nói, mỗi lần bãi triều văn võ bá quan đều ngây người đứng nhìn khi bóng chàng khuất hẳn mới lục đục ra về. Ngoài là trọng thần trong triều ra, chàng chính là phò mã của Tống triều, dượng của Sơn Âm công chúa. Nhưng Sơn Âm vô cùng thích Trữ Uyên và muốn tìm cách sở hữu chàng bất chấp luân thường đạo lý.
Nàng ta đã yêu cầu Phế Đế ban Trữ Uyên để vui vẻ với nàng vài ngày. Phế Đế thừa biết Trữ Uyên vốn là người đàng hoàng đoan chính, không có nhu cầu vui vẻ mây mưa với chị gái mình nên ông ta chỉ có thể hạ chiếu cho Trữ Uyên đến phủ công chúa. Còn kết cục thế nào phải xen bản lĩnh của Sơn Âm công chúa có làm được gì để lay chuyển được Trữ Uyên không.
Sơn Âm công chúa chuẩn bị tinh thần, ngày nào cũng trang điểm chải chuốt, ăn mặc hững hờ và ra sức lẳng lơ nhằm mê hoặc Trữ UYên. Nhưng 10 ngày trôi qua Trữ Uyên vẫn trơ như khúc gỗ chả có chút hào hứng hay phản ứng gì trước nàng Sơn Âm yêu kiều diễm lệ.
Công chúa rất lo lắng sốt ruột, không ngừng lôi kéo nhưng Trữ Uyên càng kiên quyết. Sơn Âm tìm cách ép Trữ Uyên nhưng chàng thà tự sát chứ không chịu. Cuối cùng biết không thể là gì được chàng, Sơn Âm công chúa đành chịu thua để Trữ Uyên ra khỏi phủ công chúa.
Để giải thích cho hành động hoang dâm vô độ của Sơn Âm công chúa có thế nói việc này liên quan đến truyền thống của gia đình. Tổ mẫu của họ Lộ thái hậu sống trong điện Hiển Dương thường xuyên có mệnh phụ tông nữ đến bái kiến. Cha là Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn thường xuyên tranh thủ cơ hội này đến điện Hiển Dương nếu thấy ai xinh đẹp thì ép họ nhập cung, không cần quan tâm đến có cùng huyết thống hay không, càng không quan tâm đến cảm nhận của các triều thần có vợ con hay thê thiếp của mình bị hoàng thượng cướp mất.
Điều kinh hoàng hơn Lưu Tuấn và mẹ đẻ còn thông dâm với nhau. Ngoài ra, ông ta còn tìm cách cưỡng bức mấy chị, em họ của mình đến nỗi thúc phụ Lưu Nghĩa Tuyên đã khởi binh tạo phản. Sau khi thất bại cha con Lưu Nghĩa Tuyên bị mưu sát. Lưu Tuấn cũng chả thèm quan tâm đến cương quyết đưa hết mấy chị em họ của mình nhập cung đổi họ cho họ. Trong đó có một nàng vô cùng xinh đẹp nên sau này còn được phong là Ân Thục Nghi được sủng ái nhất mực. Sống trong một gia đình như thế, thì có một Sơn Âm công chúa như này không có gì là kỳ lạ.
Nhưng những ngày tháng sung sướng của Sơn Âm công chúa cũng chẳng được bao lâu. Những cung nữ nội thị từng bị Lưu Tử Nghiệp làm nhục đã liên kết với nhau phản kháng. Nhân trong một nghi thức của một buổi biểu diễn võ thuật (thời đó khi hoàng thường hành lễ sẽ không có đó thị vệ ở bên bảo vệ). Chủ Y (người quản lý ý phục chốn hậu cung) đã ra tay. Ngay hôm sau, tân hoàng đế kế vị.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm