Khám phá

Chuyện thú vị về 'quỹ đen' của các hoàng đế

Các hoàng đế Trung Quốc đều có một “quỹ đen” tách biệt hoàn toàn với ngân khố quốc gia. Số lượng của cải trong “quỹ đen” này nhiều khi còn lớn hơn gấp nhiều lần ngân khố của quốc gia.

Cận cảnh long sàng dát vàng của vị hoàng đế nhiều tai tiếng bậc nhất triều Nguyễn / Mối tình ít người biết của mẫu thân Càn Long Đế - Xuất thân bình dân nhưng lại khiến hoàng đế phá vỡ mọi luật lệ

1. Thời Tây Hán có quy định rõ: từ thuế ruộng, thuế thân với những người trên 14 tuổi cho tới các khoản thu nhập từ mua bán quan tước, muối và sắt...đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Còn lại, các vật phẩm cống nạp, các loại thuế rượu, thuế quan thuộc quyền quản lý của hoàng thất. Thuế thân của những người dưới 14 tuổi là 23 đồng, trong đó 20 đồng thuộc về hoàng gia và 3 đồng nộp vào ngân khố. Nghĩa là các bữa yến tiệc rình rang trong hậu cung được tổ chức chủ yếu từ tiền thuế thân trẻ em. Có lần một đại thần là Công Vũ dâng sớ lên hoàng đế nói rất nhiều gia đình vì không có tiền nộp thuế thân cho con nên khi đứa trẻ sinh ra đã bị bóp chết. Theo lý, một đứa trẻ mỗi năm chỉ phải đóng 23 đồng, làm gì đến mức vừa sinh ra đã phải bóp chết để tránh thuế? Thực ra, 23 đồng chỉ là quy định trên giấy tờ, còn trên thực tế, mỗi năm quan phủ nhiều lần thu thuế, các địa phương lại phụ thu thêm nhiều khoản khác, khiến số tiền nộp thuế tăng lên cả chục lần.

Ảnh minh họa.

Từ thời Hán Vũ Đế, độ tuổi trẻ em phải nộp thuế từ 7 đã giảm xuống chỉ còn 3 tuổi, nhưng khi quan phủ thực hiện thì chỉ cần đứa trẻ vừa ra khỏi bụng mẹ là lập tức phải đóng thuế. Do đó, ở thời Hán hình thành một phong trào giết trẻ sơ sinh. Nhưng với sự chi tiêu xa xỉ của hoàng gia thì thế vẫn chưa đủ. Vì thế, Hán Linh đế tăng "quỹ đen" của mình bằng cách mở những cửa hàng lớn chuyên kinh doanh chức quan, đồng thời phá bỏ quy định trước đó, đem toàn bộ số tiền thu được từ mua bán quan tước nhập vào quỹ riêng của mình. Cơ quan chịu trách nhiệm về việc này đặt tại vườn phía Tây hậu cung. Những người đến mua quan tước có thể thả sức mặc cả giống như khi mua cân thịt, mớ rau hay miếng vải, cân muối.

Đến thời Tống, “quỹ đen” của hoàng thất bắt đầu chính thức có tên, gọi là Phong Trang khố, nơi cất giữ những khoản tiền "tiết kiệm được" từ tài chính của triều đình, danh nghĩa là nhằm chuẩn bị cho những sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên sau đó, “kho” này trở thành quỹ riêng của hoàng thất. Khi quốc gia gặp chiến tranh hay thiên tai, các đại thần xin hoàng đế “mở lượng hải hà”, đem tiền riêng của mình để giúp đất nước vượt qua đận khó khăn. Có nhiều thời điểm, các vị quan đứng đầu tam ti - cơ quan chủ quản về tài chính của triều đình - “muối mặt” chạy đến hoàng đế vay tiền. Hoàng đế đương nhiên là không thấy thoải mái gì, nhưng cũng không còn cách nào khác là phải cho triều đình vay.

Ảnh minh họa.

Mặc dù tam ti không bao giờ dám quỵt hoàng đế, đúng ngày đúng giờ là mang tiền trả lại kho riêng của ngài, nhưng cách vay tiền theo kiểu “cưỡng bức” này khiến hoàng đế không thể nào chịu đựng được. Vì vậy, Tống Chân tông quy định, mỗi năm sẽ lấy từ quỹ riêng cho tam ti vay 60 vạn “không hoàn lại”, nhưng tam ti sẽ không bao giờ được phép vay mượn thêm từ quỹ này. Nhà vua cũng cấm tiết lộ số tiền trong quỹ riêng của mình, kẻ nào vi phạm đều phải xử chém. Với hai quy định này, Phong Trang khố vốn được chuẩn bị để phòng những trường hợp khẩn cấp của triều đình đã chính thức trở thành “quỹ đen” của riêng hoàng đế.

 

2. Hoàng đế triều Tống dù không muốn thì vẫn rút tiền từ quỹ riêng để “tài trợ” cho triều đình, còn triều Minh thì ngược lại. Hoàng đế chẳng những không bao giờ chịu xuất tiền mà còn bắt các quan sống tiết kiệm rồi tìm cách bòn rút tiền từ ngân khố quốc gia.Việc ngân khố chuyển vào quỹ riêng của vua vài chục vạn lạng bạc là hoàn toàn bình thường. Sử sách chép rằng, lần chuyển tiền từ ngân khố vào quỹ riêng của hoàng đế triều Minh nhiều nhất là 2.400 vạn lạng bạc. Mỗi khi quốc gia gặp phải vấn đề khó khăn, triều đình không có tiền để chi tiêu thì hoàng đế lại nguây nguẩy tuyên bố rằng, các đại thần thân mang trọng trách, phải nghĩ ra những kế sách lâu dài cho đất nước, không thể lúc nào cũng trông chờ vào quỹ riêng của hoàng đế được vì dẫu là hoàng đế thì cũng phải ăn, phải sống. Nghe lời tuyên bố của hoàng đế, các đại thần văn võ trong triều ngẩn ngơ cả người. Với triều đình, ngoài việc thu thuế ra, không cách nào có thể đem lại “thu nhập” một cách hợp pháp cả. Vì vậy, triều đình nhà Minh đã nghĩ ra thêm ba loại phí buộc nhân dân phải nộp gọi là “Tam hưởng”, bao gồm tiền chi phí cho việc luyện binh, việc chinh phạt quân Hậu Kim ở Đông Bắc và chinh phạt quân của Lý Tự Thành. Ngoài “Tam hưởng”, các đại thần còn phụ thu thêm một khoản gọi là “Trợ hưởng”. Những khoản này vắt kiệt sức dân, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Minh. Khi Lý Tự Thành đem quân khởi nghĩa tấn công vào kinh thành thì phát hiện ra trong kho riêng của hoàng đế Sùng Trinh, vàng bạc chất thành núi, lên tới 3.700 vạn lạng. Lý Tự Thành đã phải tổ chức một đoàn la với hàng nghìn con mới có thể vận chuyển toàn bộ kho tàng này trở về quê mình ở Thiểm Tây. Hoàng đế Sùng Trinh khổ sở tích góp, không ngờ cuối cùng toàn bộ của cải của mình lại rơi vào tay kẻ khác.

Đến thời nhà Thanh, tài chính quốc gia đã phân biệt rõ ràng với kinh tế riêng của hoàng thất. Nghĩa là “quỹ riêng” của hoàng đế theo cách thiết lập truyền thống đến thời điểm này đã bị sung vão quỹ công. Nhưng quỹ riêng sung công không có nghĩa là hoàng đế sẽ chết đói. Mỗi khi cần tiền, hoàng đế chỉ cần gửi công văn đến bộ Hộ để lấy. Như vậy, quỹ quốc gia lúc này đã hoàn toàn trở thành quỹ riêng của hoàng đế, có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu như hoàng đế không biết tiết kiệm, hoặc thành viên hoàng thất quá nhiều thì quỹ sẽ khánh kiệt. Chuyện đó từng xảy ra vào thời Minh. Khi mới thành lập, hoàng tộc nhà Minh chỉ có khoảng vài chục người, nhưng tới những năm Vạn Lịch, con số này đã lên tới 200.000.Việc nuôi đám người lắm đặc quyền đặ lợi, quen sống xa hoa này là một gánh nặng với ngân khố triều đình, là vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất triều Minh. Theo quy định bấy giờ, các thân vương mỗi năm nhận một vạn thạch gạo. Sau đó triều đình không thể nào chu cấp đủ nên phải hạ xuống. Mặc dù như vậy, tới những năm Gia Tĩnh, lượng lúa gạo cấp cho hoàng thất mỗi năm vẫn cao hơn 1/3 thu nhập từ thuế của triều đình. Số bổng lộc tính bằng lúa gạo của hoàng thất đã vượt qua số quân lương dùng cho một năm. Nhớ bài học xương máu này, triều Thanh đã lập phủ Nội vụ chuyên quản lý tài chính của hoàng thất, hoạt động độc lập với cơ quan tài chính của quốc gia là bộ Hộ. Mỗi năm bộ Hộ chỉ cần cấp cho phủ Nội vụ 10 vạn lạng bạc để làm chi phí cho hoàng đế. Trong những tình huống khác, hoàng đế hoàn toàn không có quyền yêu cầu bộ Hộ phải chu cấp tiền cho mình. Để đảm bảo hình tượng của một hoàng đế cần kiệm, yêu dân, các vua nhà Thanh không mấy khi chủ động “xin xỏ” thêm tiền từ bộ Hộ. Nhờ đó, tình hình tài chính nhiều đời vua Thanh khá ổn định.

Tuy nhiên hoàngđế thì vẫn phải xa hoa. Không tiện chìa tay xin tiền bộ Hộ, việc chi tiêu bị bó buộc, nên các hoàng đế phải tìm đủ mọi cách để bổ sung quỹ đen. Một trong các biện pháp đó là bắt các quan địa phương nộp tiền "nghị phạt”. Hầu hết các khoản này sung vào phủ Nội vụ. Do đối tượng thu chủ yếu là các quan lại địa phương nên số tiền nghị phạt này không hề nhỏ, ít thì 1 vạn lạng, thông thường là 3 vạn lạng. Trường hợp nhiều nhất là vào năm Càn Long thứ 59, quan trông coi việc sản xuất và buôn bán muối vùng Lưỡng Hoài là Toàn Đức bị phạt tới 38,4 vạn lạng. Bổng lộc các quan nhận từ triều đình không lớn, nên dĩ nhiên họ phải đẩy mạnh bóc lột để bù các khoản chi.

Một biện pháp khác là phái người của phủ Nội vụ trực tiếp thu thuế muối và thuế quan, thu tiền trực tiếp từ các thương nhân. Trong quan niệm bấy giờ, nông nghiệp là gốc, thương nghiệp là ngọn, nên việc thu thuế thương nhân có vẻ cũng hợp lẽ, số tiền lại lớn. Mặc dù theo quy định, vua triều Thanh không thể tùy ý “xin tiền” bộ Hộ nhưng có tuân thủ hay không cũng tùy người nắm quyền. Từ Hy Thái hậu từng bắt bộ Hộ cung cấp tiền để xây dựng Di Hòa Viên cho bà ta hưởng lạc tuổi già, lạm vào tiền chi cho quân đội Bắc Dương. Đây là một trong những lý do dẫn đến sự thất bại trong cuộc chiến năm Giáp Ngọ của triều đình nhà Thanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm