Khám phá

Hình ảnh hiếm hoi về bộ lạc bí ẩn hiếu chiến nhất thế giới

Bộ lạc Sentinelese có thể là bộ lạc cuối cùng trên Trái Đất sống hoàn toàn tách biệt với thế giới hiện đại và có thái độ cực kỳ thù địch với người lạ.

Ảnh chụp của NASA hé lộ đường bí mật để UFO vào trong Mặt Trời / Kinh hãi khi nhìn thấy 'quái thú' rắn ba mắt xuất hiện ở Australia

Bộ lạc Sentinelese sinh sống tại hòn đảo North Sentinel trên Ấn Độ Dương. Trong quá khứ, bất kỳ ai đặt chân lên đảo và cố gắng liên lạc với cư dân bộ lạc đều bị đuổi đánh hoặc giết ngay lập tức. Vào năm 2006, có hai ngư dân bị các thành viên của bộ lạc giết chết vì tiếp cận quá gần.

Ngay cả máy bay hay trực thăng bay ngang qua cũng không thoát khỏi sự tấn công của dân bản địa khi bị họ liên tục ném đá hoặc bắn tên.

Trong đoạn clip hiếm hoi ghi lại hình ảnh của bộ lạc bí ẩn nhất thế giới thu được gần 2 triệu lượt xem trên Youtube, có thể thấy các thành viên của bộ lạc hiếu chiến này có những cử chỉ đe dọa, hung dữ rõ rệt nhắm đến người quay phim.

Theo thông tin từ đoạn video, bộ lạc Sentinelese được cho là hậu duệ trực tiếp của những người đầu tiên từ châu Phi xuất hiện tại hòn đảo và đã định cư tại đây trong hơn 60.000 năm. Gần như không thể nào xác định được dân số chính xác của bộ lạc nhưng nhiều người ước tính con số rơi vào khoảng 40-500 người.

Những hình ảnh hiếm hoi về bộ lạc bí ẩn nhất thế giới. Ảnh: Youtube
Những hình ảnh hiếm hoi về bộ lạc bí ẩn nhất thế giới. Ảnh: Youtube

Hình ảnh hiếm hoi về bộ lạc bí ẩn hiếu chiến nhất thế giới

"Một khi đã đặt chân lên đảo, dù là cố tình hay vô ý, bạn sẽ được dân bản địa chào đón bằng giáo và cung tên. Những món quà như thức ăn và quần áo không có nghĩa lý gì với họ" - đoạn clip giải thích.

Điều này đã được chứng minh trong thảm họa sóng thần năm 2004 khi máy bay trực thăng của lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ đến và thả các thùng thực phẩm cứu trợ xuống đảo, một người trong bộ lạc đã "cảm ơn" bằng cách bắn tên về phía nhóm cứu hộ.

Vào năm 1967, chính phủ Ấn Độ từng cố gắng liên lạc với bộ lạc Sentinelese trong chiến dịch do nhà nhân chủng học T. N. Pandit dẫn đầu nhưng không mấy thành công. Dù ông Pandit đã ra hiệu rằng muốn làm bạn và để lại quà trên đảo nhưng dân bản địa vẫn tỏ rõ sự thù địch.


Ảnh: Youtube

Ảnh: Youtube

 


Ảnh: Youtube

Ảnh: Youtube

 

Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ duy nhất xảy ra vào ngày 4-1-1991. Khi đó, có 28 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em tiếp cận nhóm của ông Pandit mà không tỏ ra hiếu chiến rồi rút vào trong rừng bằng một cử chỉ mà ông Pandit gọi là "đáng kinh ngạc".

Kể từ đó, cơ quan chức năng Ấn Độ xem việc cố gắng liên lạc với bộ lạc Sentinelese là hành động phạm pháp và người ngoài không được phép tiếp cận hòn đảo trong vòng 5 km. Tuy nhiên, vùng biển xung quanh đảo đang bị đe dọa bởi các ngư dân đánh cá trái phép.

Theo thông tin của tổ chức quốc tế Survival International, tổ chức bảo vệ quyền lợi của các bộ lạc, Sentinelese là "cộng đồng dễ bị tổn thương nhất hành tinh" vì họ có thể không có sức đề kháng với các dịch bệnh thông thường như cúm hay sởi. Vì sự tách biệt hoàn toàn so với thế giới, nguy cơ bộ lạc này bị xóa sổ vì dịch bệnh trở nên rất cao.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm