Khám phá

Khai quật mộ cổ, phát hiện “lương thực xuyên không” suốt 2.000 năm

Qua quá trình khai quật, các nhà khảo cổ xác nhận có hơn 100 di vật văn hóa rất có giá trị, trong đó có một kho đồ gốm lớn rất hiếm chứa đầy hạt kê vàng. Sau khi tin tức được tiết lộ, nhiều cư dân mạng cho rằng điều này thực sự thần kỳ, gọi đây là "lương thực xuyên không hơn 2.000 năm".

Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia 'vò đầu bứt tai': Chủ nhân là hậu duệ của một trong 'Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc'? / Khám phá lăng mộ cổ lâu đời hơn kim tự tháp

Phát hiện hang bí ẩn, hóa ra chính là mộ cổ của hoàng tử thời nhà Minh
Khai quật ngôi mộ 2.000 năm, phát hiện gương đồng kỳ diệu

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ có niên đại từ đầu thời Tây Hán được bảo quản khá tốt ở tỉnh Thiểm Tây. Trong ngôi mộ cổ có hơn 100 di vật văn hóa quý giá đã được khai quật, bao gồm đồ đồng mạ vàng, ngọc bích, đồ sắt và những món đồ quý giá.

Đáng kinh ngạc nhất là một kho đồ gốm lớn chứa đầy hạt kê vàng, khối lượng khổng lồ như vậy là cực hiếm, không thường thấy trong các nghiên cứu khảo cổ trước đây.

Khai quật mộ cổ, phát hiện “lương thực xuyên không” suốt 2000 năm
Khai quật mộ cổ, phát hiện "lương thực xuyên không" suốt 2000 năm.

Sau khi tin tức được tiết lộ, nhiều cư dân mạng cho rằng điều này thực sự thần kỳ, gọi đây là "lương thực xuyên không hơn 2.000 năm", quả nhiên hiếm có khó tìm.

Theo thông tin đăng tải, các nhà khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây mới đây đã phát hiện ra một ngôi mộ thời Tây Hán được bảo quản tốt ở làng Đại Bảo Tự. Qua quá trình khai quật, các nhà khảo cổ xác nhận có hơn 100 di vật văn hóa rất có giá trị, trong đó có một kho đồ gốm lớn rất hiếm. Kho gốm này rộng khoảng 1m, cao 80cm, chất đầy ngũ cốc.

Khai quật mộ cổ, phát hiện “lương thực xuyên không” suốt 2000 năm
Hạt kê vàng được tìm thấy trong kho gốm thuộc khu mộ cổ.

Theo Điền Đa, một chuyên gia về khảo cổ học thực vật tại Trường Di sản Văn hóa thuộc Đại học Tây Bắc, phần lớn hạt trong kho gốm là hạt kê vàng. Kê là cây lương thực chính ở miền bắc Trung Quốc vào thời cổ đại. Cả triều đại nhà Hạ và nhà Thương đều trồng kê và loại cây này đã được người dân trồng cho đến thời nhà Tống. Ngay cả đến các triều đại Liêu và Tấn, các vùng đồng bằng miền Trung vẫn sử dụng kê làm cây lương thực chính.

Đối với lượng lương thực được tìm thấy trong các ngôi mộ, các nhà khảo cổ học cũng cần tiến hành thử nghiệm carbon để phân tích thêm thông tin chi tiết. Bên cạnh đó, sợi gai dầu cũng được tìm thấy. Họ cho biết, đã tiến hành làm sạch, bóc tách các di vật trong các lăng mộ, thành lập các đội chuyên biệt trong các lĩnh vực như khảo cổ thực địa, bảo vệ di tích văn hóa, khảo cổ khoa học công nghệ và sẽ tiến hành nghiên cứu, bảo vệ kỹ lưỡng hơn các di tích văn hóa đã khai quật.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm