Khám phá

Kỳ án Trung Hoa cổ đại: Chàng rể "quý hóa" trở về từ cõi chết và vụ án mạng kỳ quặc suýt khiến 6 người phải mất mạng

Một ông lão tố cáo con trai mình đã bị nhà vợ sát hại, tuy nhiên sự thật đằng sau khiến nhiều người bất ngờ.

Phụ nữ Trung Hoa thời cổ đại khi sinh con cần nước nóng liên tục là vì nó rất lợi hại hay là vì nguyên nhân nào khác? / Vì sao trẻ con thời Trung Quốc cổ đại có nhiều ngày "Tết Thiếu nhi" diễn ra suốt 4 mùa nhưng vẫn không có vị trí nhất định trong xã hội phong kiến?

Vụ án xảy ra trong thời kỳ Hoàng đế Gia Khánh thời nhà Thanh tại vị (1790 - 1820) tại huyện Hoắc Khứu, phủ Dĩnh Châu, An Huy. Vào một ngày đầu năm, Vương Tri huyện huyện Hoắc Khứu nhận được khiếu kiện từ thường dân Phạm Nhị Tài tố cáo con dâu ngoại tình với một người đàn ông tên Dương Tam và cùng nhau sát hại con trai của ông là Phạm Thụ Chi.

Ông kể, vì gia cảnh nghèo khó nên ông đã để con trai sang ở nhà vợ. Nhưng nhà vợ của Phạm Thụ Chi cũng không mấy khá giả, họ buôn bán hoành thánh để kiếm sống qua ngày. Mẹ vợ họ Ngụy, có một người con nuôi tên là Dương Tam. Hắn thường xuyên đến nhà bà Ngụy để ăn hoành thánh và có hành động thân mật với vợ Phạm Thụ Chi. Phạm Thụ Chi không thích họ gần gũi như thế nên từng than phiền nhiều lần với cha ruột.

Đến một ngày, theo lịch trình thì Phạm Thụ Chi phải về nhà thăm cha mẹ ruột nhưng Phạm Nhị Tài chờ cả một ngày cũng không thấy con trai đâu. Ngày hôm sau, ông quyết định đến nhà thông gia để hỏi thăm thì được biết Phạm Thụ Chi đã mất tích từ hôm trước. Nghi ngờ Dương Tam đã ngoại tình với con dâu và giết chết con trai mình, Phạm Nhị Tài liền đâm đơn kiện lên quan phủ.

Vì là án mạng nên cần phải truy xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, dù Vương Tri huyện thẩm vấn nhiều lần nhưng Ngụy thị và Dương Tam không nhận tội giết người. Vương Tri huyện không dám tra tấn thêm nên đành tạm giữ nghi phạm để thu thập thêm bằng chứng.

Ảnh minh họa.

Trùng hợp thay, tiểu thiếp của Vương Tri huyện vừa mới sinh con nhưng không có sữa nên phải tìm nhũ mẫu, người nhũ mẫu này lại là ở cùng thôn với nhà vợ nạn nhân. Vị nhũ mẫu này thường xuyên ra vào các gia đình đông người nên biết được khá nhiều tin đồn. Khi được Vương Tri huyện hỏi thăm tình hình, bà đã thản nhiên nói:

"Tôi biết được là bà Ngụy chỉ có 1 con gái, chồng mất sớm nên 2 mẹ con sống cùng nhau. sợ bị người khác hiếp đáp nên bà Ngụy đã nhận Dương Tam làm con nuôi, sau này mới có thêm 1 chàng rể... Đại nhân người nghĩ xem, ở rể có thứ danh phận gì, không giống với con dâu đâu. Còn cặp cô nam quả nữ đó ở cùng nhau thì có thể xảy ra chuyện gì? Chắc chắn là có gian tình. Nếu mà như vậy, chàng rể mất tích mà 2 người đó không phải kẻ giết người thì mới là chuyện kỳ quặc!".

Nghe xong lời nhũ mẫu, Vương Tri huyện tin chắc Ngụy thị và Dương Tam đã sát hại Phạm Thụ Chi. Ông ra lệnh cho người dùng trọng hình với 2 nghi phạm đến mức họ không thể chịu đựng thêm mà phải nhận tội thông dâm. Nhưng thừa nhận thông dâm hoàn toàn khác với tội giết người. Đây không phải là kết quả mà Vương Tri huyện mong đợi do đó ông sai người tra tấn mạnh tay hơn.

Trong trường hợp này, họ chỉ có thể thừa nhận đã giết người nhưng không thể chỉ rõ nơi giấu xác chết. Nhưng không có thi thể, Vương Tri huyện không thể kết thúc vụ án nên ông lại tiếp tục tra tấn 2 nghi phạm.

Kỳ án Trung Hoa cổ đại: Chàng rể "quý hóa" trở về từ cõi chết và vụ án mạng kỳ quặc suýt khiến 6 người phải mất mạng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

 

 

Quá đau đớn, họ đành khai sau khi sát hại đã phân thi thể thành nhiều mảnh và đun sôi, sau đó đổ xuống hố rồi lấp lại. Nơi đó là đồng ruộng nên khi đất bồi đắp thêm đã không để lại dấu vết nào nữa.

Sau khi có được lời khai này, Vương Tri huyện sắp xếp cho bà Ngụy xác nhận lời con gái và con trai nuôi có phải sự thật hay không. Bà Ngụy cũng bị đánh đập nên rất sợ hãi, bà đã xác nhận. Do đó, vụ án đã có thể khép lại.

Vào thời cổ đại, giết chồng là tội chết, Vương Tri huyện có thể kết tội nhưng không thể đưa ra phán quyết, ông đã áp giải phạm nhân lên cấp cao hơn là Tri phủ phủ Dĩnh Châu và sau đó là Án sát sứ An Huy. Án sát sứ An Huy lúc này là Lý Dịch Trù, được biết đến là một người cẩn trọng và thường xuyên sửa án sai.

Tiếp nhận vụ án sát hại chồng của Ngụy thị, Lý Dịch Trù cảm nhận vụ án khá kỳ lạ, bởi vì 2 tội phạm không thể giải thích nơi giấu nội tạng của nạn nhân. Ông quyết định thẩm vấn riêng 2 nghi phạm, và kết quả là lời khai không trùng khớp. Lý Dịch Trù nhanh chóng xác định đây là án oan và vụ án đã hoãn lại vì thiếu bằng chứng.

Kỳ án Trung Hoa cổ đại: Chàng rể "quý hóa" trở về từ cõi chết và vụ án mạng kỳ quặc suýt khiến 6 người phải mất mạng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

 

 

Nháy mắt đã nửa năm trôi qua, vẫn không tìm thấy Phạm Thụ Chi còn sống hay bất kỳ manh mối nào nếu vụ án mạng thật sự đã xảy ra. Đột nhiên, vào 1 ngày nọ, có người bất ngờ đến nha môn kêu oan, tự xưng là Phạm Thụ Chi. Nghe tin này, Lý Dịch Trù vui mừng khôn xiết, vội vàng sắp xếp gặp người này.

Người đàn ông tự xưng là Phạm Thụ Chi khai nhận, khi ở nhà vợ luôn bị mẹ vợ chán ghét nên muốn tìm cách làm giàu để thay đổi tình cảnh đó. Sau khi suy nghĩ, hắn quyết định bước vào sòng bài. Nhưng xui xẻo thay, Phạm Thụ Chi không những không thắng mà còn thua nặng, phải vay nợ chủ sòng bài.

Lúc này, hắn không dám nói sự thật cho mẹ vợ và vợ, đành im lặng đi trốn nợ ở Tô Châu. Mấy ngày trước vô tình gặp người cùng làng và được kể gia đình vợ đang gặp nguy hiểm nên vội vàng quay về trình diện, mong quan phủ tha cho mẹ con Ngụy thị.

Khi mẹ con Ngụy thị gặp mặt Phạm Thụ Chi, họ đều gào lên trách móc. Còn Dương Tam, ban đầu tỏ ra rất bất ngờ nhưng sau đó lại bật cười thật to, trong tiếng cười có chút buồn bã. Lý Dịch Trù thì hoàn toàn thở phào trước cảnh tượng này, ông hỏi: "3 người các ngươi phải chịu những bất công như thế, tại sao năm xưa không phản cung mà lại cam tâm chịu chết?".

Cả 3 người đồng loạt khóc lớn, họ không phản cung vì họ biết sẽ bị tra tấn dã man hơn, phải chịu những hình phạt đau đớn hơn. Tìm cách khép vụ án càng sớm sẽ càng ít đau đớn hơn. Nghe những lời này, Lý Dịch Trù thở dài, sau khi an ủi ông đã cho 3 người 1 ít bạc rồi thả họ về quê nhà. Gia đình Ngụy thị rất cảm kích trước tấm lòng này và rời đi trong nước mắt.

 

Được biết, nếu Lý Dịch Trù vẫn cứ dựa theo lời khai bị ép cung của 3 nghi phạm, họ chắc chắn sẽ bị xử trảm. Sau đó, nếu vụ án được lật lại công khai, Phạm Nhị Tài sẽ bị bắt giam hơn 100 năm vì tội vu cáo, được xem là gần như tội chết. Cả Vương Tri huyện và Tri phủ cũng không thể thoát tội chết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm