Khám phá

Kỳ bí nơi 'nàng Tiên ngủ' ở nóc nhà của người Mường

Ở độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, xứ mây Lũng Vân – Hòa Bình được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”. Khi mây tan, hiện ra ngọn núi mang dáng hình của một người con gái đang say ngủ.

"Soi" loài cá say có nhiều ở vùng biển Việt Nam / Giải mật chiến dịch “rồng biển” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Xứ mây Lũng Vân được coi là nóc nhà xứ Mường Bi.

Xứ mây Lũng Vân được coi là nóc nhà xứ Mường Bi.

Nằm ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển, quanh năm phủ mây mù, lại được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, Lũng Vân được mệnh danh là nóc nhà của xứ Mường. Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40 km, Lũng Vân thuộc huyện Tân Lạc, nó được biết đến là một địa điểm hấp dẫn cho những ai muốn chinh phục xứ mây mù quanh năm bao phủ.
Nếu muốn ngắm vẻ đẹp của Lũng Vân, bạn nên đi vào sáng sớm khi mặt trời còn chưa thức giấc, lúc này Lũng Vân vẫn còn chìm trong làn sương mờ và nhìn đẹp tựa như một bức tranh giữa miền sơn cước. Bên cạnh đó, ở trung tâm xã Lũng Vân có phiên chợ duy nhất họp vào buổi sáng ngày thứ ba hàng tuần với các hoạt động buôn bán trao đổi khá nhộn nhịp, độc đáo.
Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ điểm đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng, nối nhau trùng điệp quanh năm chờn vờn mây phủ. Xưa, Lũng Vân còn có tên là Mường Chậm. Theo những người dân thì chữ Chậm ở đây không phải là sự nhanh, chậm theo nghĩa thông thường. Nhưng trong tiếng Mường nó cũng chẳng thể hiện ý nghĩa gì.
Nguồn gốc xa xưa của địa danh này cũng chẳng mấy ai rõ. Chỉ biết rằng truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây này là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan Lang của một gia đình nghèo còn được ghi trong trí nhớ của một lớp người xưa cũ như một câu truyện truyền thuyết đời nối đời.
Theo Châu Anh/Tiền phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm