Khám phá

Lăng mộ cổ huyền bí khắc tên “Tề Thiên Đại Thánh”, chôn cùng gậy Như Ý làm Trung Quốc sửng sốt: Bên dưới rốt cuộc là ai?

Ngôi mộ xây 200 năm trước khi tác phẩm Tây Du Ký ra đời đã làm chấn động giới khảo cổ và dấy lên nghi vấn: Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật.

Bí ẩn lăng mộ vua Ung Chính và phi tần, chôn vùi bí mật lớn về nguyên nhân cái chết / Khai quật lăng mộ cổ bất ngờ hé lộ nghi lễ chôn cất thời tiền sử

Tiểu thuyết Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân xuất bản năm 1590 là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Phiên bản chuyển thể truyền hình, điện ảnh của Tây Du Ký thời hiện đại cũng vô cùng nổi tiếng và là tường thành trong ký ức bao thế hệ.

Một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa kể lại hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh đầy gian truân và thú vị của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) cùng Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Từ lâu, người ta đã biết trong Tây Du Ký, chỉ có nhà sư Đường Huyền Trang (602 - 664) là nhân vật có thật ngoài đời và được lấy cảm hứng viết vào tác phẩm. Còn 3 đồ đệ với phép thần thông biến hóa thì chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của Ngô Thừa Ân mà thôi.

Lăng mộ cổ huyền bí khắc tên “Tề Thiên Đại Thánh”, chôn cùng gậy Như Ý làm Trung Quốc sửng sốt: Bên dưới rốt cuộc là ai? - Ảnh 1.

Hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của 4 thầy trò đã mê hoặc khán giả mọi thế hệ


Ai cũng biết Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông chỉ có thể là nhân vật hư cấu

Thế nhưng, vào những năm 80 của thế kỷ trước, một phát hiện mộ cổ đã khiến cả giới khảo cổ lẫn dư luận vô cùng bất ngờ. Đó là lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh trên núi Bảo Sơn, huyện Thuận Xương, tỉnh Phúc Kiến. Đây là ngôi mộ hợp táng, ngoài Tề Thiên Đại Thánh còn có mộ của một nhân vật tên Thông Thiên Đại Thánh. Khu lăng có tổng diện tích khoảng 18 mét vuông, chiều rộng 2,9 mét, sâu khoảng 1,3 mét.

Lăng mộ cổ huyền bí khắc tên “Tề Thiên Đại Thánh”, chôn cùng gậy Như Ý làm Trung Quốc sửng sốt: Bên dưới rốt cuộc là ai? - Ảnh 3.

Ngay giữa lăng là bức tượng khỉ như đang đứng canh mộ

Theo thông tin khắc trên bia mộ, Tề Thiên Đại Thánh và em trai ông là Thông Thiên Đại Thánh là hai nhân vật sống dưới thời nhà Nguyên. Thông Thiên Đại Thánh đã kết hôn với công chúa con vua, còn lai lịch của Tề Thiên Đại Thánh được tò mò hơn cả thì không thể đọc được nữa.

Lăng mộ cổ huyền bí khắc tên “Tề Thiên Đại Thánh”, chôn cùng gậy Như Ý làm Trung Quốc sửng sốt: Bên dưới rốt cuộc là ai? - Ảnh 4.

2 tấm bia đề tên Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh

 

Không chỉ đơn giản là có cái tên cùng với danh xưng của Tôn Ngộ Không, ngay trước lăng mộ còn có một bức tượng khỉ. Và khi đào mộ lên, người ta còn tìm thấy một cây gậy dài hơn 7 mét làm bằng sắt nguyên chất. Phát hiện này khiến tất cả liên tưởng ngay đến cây gậy Như Ý quá quen thuộc của vua khỉ.

Điều đáng nói là sau khi tiến hành giám định các cổ vật từ trong mộ, các nhà nghiên cứu khẳng định ngôi mộ này thực sự đã được xây vào cuối thời nhà Nguyên (1271- 1368). Trong khi đó, mãi hơn 200 năm sau, Ngô Thừa Ân mới viết tiểu thuyết Tây Du Ký nên chắc chắn không có chuyện ngôi mộ là do người yêu mến Tôn Ngộ Không trong truyện xây nên.

Lăng mộ cổ huyền bí khắc tên “Tề Thiên Đại Thánh”, chôn cùng gậy Như Ý làm Trung Quốc sửng sốt: Bên dưới rốt cuộc là ai? - Ảnh 5.

Bên trong có các tượng khỉ trang trí và thậm chí cả gậy Như Ý cũng xuất hiện

Vậy rốt cuộc có phải Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là một nhân vật có thật từng tồn tại hay không? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải đáp hoàn toàn và cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn. Trong 40 năm qua, rất nhiều giả thiết thú vị đã được đặt ra để giải thích cho sự tồn tại của lăng mộ Tề Thiên Đại Thánh.

Giả thiết được nhiều người đồng tình hơn cả là lập luận thực chất Ngô Thừa Ân không phải "cha đẻ" của vua khỉ Tôn Ngộ Không. Từ thời nhà Nguyên đã có một văn nhân tên Dương Cảnh Hiền sáng tác bộ hí kịch Tây Du Ký. Về sau, Ngô Thừa Ân đã dựa vào đây lấy cảm hứng để tạo nên tác phẩm của mình. Trong phiên bản gốc ban đầu còn có sự xuất hiện của em trai Thông Thiên Đại Thánh và lăng mộ là do người dân yêu mến bộ hí kịch dựng nên.

 

Bên cạnh đó, cũng có người tin rằng hai anh em Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh là 2 vị anh hùng dân gian từng được người dân biết ơn nên lập lăng mộ. Tất nhiên, cả 2 đều là người "bằng xương bằng thịt", không có phép thần thông. 200 năm sau, vì mến mộ họ mà Ngô Thừa Ân đã lấy tên và hình tượng để sáng tạo ra vị Tề Thiên Đại Thánh của riêng mình rồi trở thành huyền thoại cho đến cả ngày nay. Thậm chí, những người đa nghi còn cho rằng tất cả chỉ là một "cú lừa", ngôi mộ này được xây sau năm 1590 và người ta đã đặt các cổ vật thời nhà Nguyên vào trong để đánh lừa hậu thế mà thôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm