Khám phá

Lăng mộ Khang Hi và 3 lần bốc cháy khó hiểu: "Điềm trời" răn đe Từ Hi Thái hậu

Nhắc tới những giai thoại li kì ở Trung Quốc, không thể không kể đến việc lăng mộ Khang Hi 3 lần bốc cháy dữ dội.

Kỳ bí khu mộ gia tộc 1000 năm: Mộ chồng lên mộ khiến mộ tặc cũng "bó tay" / Khám phá lăng mộ con trai Trọng Thủy, nằm sâu 17m dưới lòng đất và còn nguyên vẹn 10.000 di tích văn hóa

Lần hỏa hoạn thứ nhất: "Điềm trời" răn đe Từ Hi Thái hậu

Trận hỏa hoạn đầu tiên xảy ra ở khu lăng tẩm vua Khang Hi đã thiêu trụi toàn bộcửa lăng tẩm, đặc biệt là 3 cánh cửa lưu li quý giá phía sau đại điện.

Vốn dĩ thời ấy luôn xem việc lăng mộ Hoàng đế bốc cháy báo hiệu điềm chẳng lành. Sau khi nghe tin dữ, Từ HiThái hậu đã cả kinh thất sắc và lập tức hạ lệnh cho Triệu Nhĩ Tốn cùng Thiết Lương đi điều tra.

Khi ấy, Triệu Nhĩ Tốn đang giữ chức Tổng đốc Đông Tam, còn Thiết Lương là Thượng thư bộ Hộ. Việc điều động hai trọng thần đương triều đi điều tra sự việc ấy đã đủ để chứng minh Từ Hi coi trọng "điềm báo" này tới mức nào.

Có người nghi ngờ rằng lính canh lăng tẩm muốn trộm đồ nhưng do không cẩn thận nên đã gây ra hỏa hoạn nhưng điều ấy cũng không hề có căn cứ.

0-15597465085581142745140-crop-1559746514493307361126
Ảnh minh họa.

Kết quả cuối cùng được đưa ra là so sấm sét vào đêm mưa gió. Nhưng thời điểm tháng 2 mà có sét thì chẳng khác gì mùa hè có tuyết. Hơn nữa ngọn lửa bốc cháy bắt nguồn từ mái hiên chứ không phải từ dưới đất.

Khi nguyên nhân thực sự khiến nơi an nghỉ của Khang Hi bị "Hỏa thần" ghé thăm còn chưa ngã ngũ, thì người đời bấy giờ đã truyền tai nhau một lời đồn đáng sợ.Không ít người cho rằng vụ hỏa hoạn ấy chính là điềm báo từ trời cao để cảnh tỉnh Từ Hi Thái hậu.

Bởi lẽ, lúc ấy Hoàng đế Quang Tự đang bị Từ Hi thao túng. Thiên tử vốn ở ngôi cửu ngũ chí tôn, nay lại không có quyền lực, không còn tự do. Đó vốn là điều trái với lẽ trời.

Vì vậy nhiều người tin rằng trời cao đã giáng sét xuống thiêu cháy Cảnh lăng để răn đe vị Lão Phật gia đang lộng quyền lúc bấy giờ.

Trận hỏa hoạn thứ 2: Đuổi mộ tặc

 

2-1559746787065965071614

Trận hỏa hoạn li kì xảy ra vào năm 1945. Khác với lần đầu tiên, lửa lần nàykhông xảy ra trên mặt đất mà phát ra từ địa cung và khẳng định được phát ra từ quan tài của hoàng đế Khang Hy. Khi đám mộ đạo dùng búa bổ quan tài Khang Hy để lấy vật tùy táng không được, họ liền dùng cưa để mở quan tài.

Bồng nhiên luồng lửa lớn bốc ra từ trong quan tài, tạo thành quả bóng lửa khổng lồ lăn ra lao thẳng vào đám mộ tặc. Chỉ trong chốc lát, chúng đã bị cháy xém quần áo và mặt mũi.

Bọn họ sợ quá tháo chạy. Vụ cháy lần này cũng không ai giải thích được rõ ràng nguyên nhân của luồng lửa phát ra từ quan tài Khang Hy.

Lần hỏa hoạn thứ ba: Vận mệnh của Cảnh lăng

Trận hỏa hoạn thứ 3 xảy ta vào năm 1952. Nguyên nhân phát sinh hỏa hoạn lần này được xác định là do sét đánh.

 

Điều kỳ lạ còn nằm ở chỗ, ngay sau khi Cảnh lăng bị sét đánh và xảy ra hỏa hoạn, bầu trời đã trút xuống một cơn mưa lớn. Tuy nhiên vì thế lửa quá lớn nên nước mưa cũng không thể dập tắt hoàn toàn.

Mặc dù không có quá nhiều giai thoại ly kỳ xoay quay lần hỏa hoạn nói trên, thế nhưng điều gây tiếc nuối hơn cả là biến cố ấy đã phá hủy tòa kiến trúc Đại Bi lầu và hai tấm bia đá khắc công lao của Khang Hi lúc sinh thời.

Cho tới ngày nay, nguyên nhân thực sự phía sau những vụ hỏa hoạn nói trên vẫn còn là bí ẩn gây tranh cãi. Và giai thoại kỳ bí về chân tướng phía sau đó đã khiến nơi an nghỉ của vua Khang Hi trở thành một trong những lăng tẩm kỳ bí nhất Trung Hoa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm