Khám phá

Loạt ảnh hiếm cuối Thanh triều, hé lộ cuộc sống khác biệt trong Tử Cấm Thành

Mỗi bức ảnh đều là một mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh lịch sử cuối triều đại nhà Thanh.

Vì sao phi tần thường chủ động kết thân với thái giám? / 'Khanh sát' - Hình thức trừng phạt đáng sợ hơn cả tuẫn táng

Chúng ta đều biết Từ Hi Thái hậu là người rất thích chụp ảnh. Khi còn sống trong Tử Cấm Thành, bà đã cho chụp rất nhiều hình ảnh về nơi này. Vì vậy trong nhiều bức ảnh hiện nay, chúng ta có thể thấy một phần nào đó cuộc sống bên trong cung.

Từ Hi Thái hậu dạo chơi du thuyền. Đây là bức ảnh của Từ Hi Thái hậu và những người hầu chụp bởi Dụ Huân Linh, một nhiếp ảnh gia trong cung điện. Bức ảnh được chụp vào ngày 16 tháng 7 năm 1903. Bên cạnh Từ Hi Thái hậu trong ảnh còn có nhiều nhân vật đặc biệt khác như hoàng hậu Long Dụ, các cách cách và các cận thần mà Từ Hi yêu quý.

Từ Hi Thái hậu dạo chơi du thuyền. Đây là bức ảnh của Từ Hi Thái hậu và những người hầu chụp bởi Dụ Huân Linh, một nhiếp ảnh gia trong cung điện. Bức ảnh được chụp vào ngày 16 tháng 7 năm 1903. Bên cạnh Từ Hi Thái hậu trong ảnh còn có nhiều nhân vật đặc biệt khác như hoàng hậu Long Dụ, các cách cách và các cận thần mà Từ Hi yêu quý.

 Thục phi Văn Tú, một trong những phi tần của vua Phổ Nghi vào cuối triều đại nhà Thanh, đang chơi với một chú chó con vô cùng chăm chú.

Thục phi Văn Tú, một trong những phi tần của vua Phổ Nghi vào cuối triều đại nhà Thanh, đang chơi với một chú chó con vô cùng chăm chú.

Phần còn lại của Kiến Phúc Cung sau trận hỏa hoạn năm 1923. Hơn 9 giờ tối 26/6/1923, Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh, lan từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các, khiến cung điện xung quanh chìm trong biển lửa. Dù cố gắng dập lửa nhưng tất cả những gì còn lại chỉ là đống tro tàn. Được biết, rất nhiều quốc bảo quý hiếm từ thời các đời vua trước được cất giữ tại đây cũng bị thiêu cháy và khiến vua Phổ Nghi vô cùng tức giận.

Phần còn lại của Kiến Phúc Cung sau trận hỏa hoạn năm 1923. Hơn 9 giờ tối 26/6/1923, Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh, lan từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các, khiến cung điện xung quanh chìm trong biển lửa. Dù cố gắng dập lửa nhưng tất cả những gì còn lại chỉ là đống tro tàn. Được biết, rất nhiều quốc bảo quý hiếm từ thời các đời vua trước được cất giữ tại đây cũng bị thiêu cháy và khiến vua Phổ Nghi vô cùng tức giận.

Các lính canh trong Tử Cấm Thành. Đây là một bức ảnh cũ do Liang Shitai, một nhiếp ảnh gia trong cung chụp cho các lính canh vào năm 1863. Khác với trong những bộ phim cổ trang, lính canh ở đời thực không có ngoại hình quá cao lớn vạm vỡ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có.

Các lính canh trong Tử Cấm Thành. Đây là một bức ảnh cũ do Liang Shitai, một nhiếp ảnh gia trong cung chụp cho các lính canh vào năm 1863. Khác với trong những bộ phim cổ trang, lính canh ở đời thực không có ngoại hình quá cao lớn vạm vỡ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có.

Vua Phổ Nghi cùng Hoàng hậu Uyển Dung và các anh chị em họ

Vua Phổ Nghi cùng Hoàng hậu Uyển Dung và các anh chị em họ

Vua Phổ Nghi hồi nhỏ. Đây là bức ảnh của vị hoàng đế Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh vào năm 5 tuổi, 3 năm sau khi lên ngôi hoàng đế. Ngày 12/2/1912, Phổ Nghi đã phải thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo.

Vua Phổ Nghi hồi nhỏ. Đây là bức ảnh của vị hoàng đế Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh vào năm 5 tuổi, 3 năm sau khi lên ngôi hoàng đế. Ngày 12/2/1912, Phổ Nghi đã phải thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm