Khám phá

Món mì 300 tuổi nấu cùng một thứ lạ kỳ, đến Hoàng đế Càn Long cũng tấm tắc khen ngon

Món mì trứ danh của thành phố Trấn Giang (Trung Quốc) được biết đến nhờ phương pháp chế biến rất dị: Nồi nước trụng mì phải luộc cùng cái vung gỗ.

Lê Quý Đôn biết đọc từ 5 tuổi, đỗ đạt cao vẫn không rời sách / Phóng to 10 lần bức tranh 500 tuổi trong bảo tàng, chuyên gia giật mình: Góc tranh có một người xuyên không?

Mì gì đến là kỳ cục

Oa cái miến: Từ sai lầm trong nhà bếp đến món mì tiến Vua 300 tuổi

Tại Trấn Giang, thành phố miền đông Trung Quốc, hầu hết các quán ăn chế biến mì theo cách không tưởng: Trụng mì trong nồi nước luộc kèm cái... vung gỗ.

Tên món này là oa cái miến (hay oa cái diện, nghĩa là món mì nấu cùng vung trong nồi) và nó đã có lịch sử tới 300 năm.

Kỳ lạ đến vậy nhưng dân địa phương hết sức tự hào vì oa cái miến. Cái vung nổi lềnh bềnh trong nồi thông thường chỉ làm từ gỗ, không có gì đặc biệt.

Oa cái miến: Món mì nấu mà luôn phải có 1 thứ lạ kỳ, đến Hoàng đế Càn Long cũng tấm tắc khen ngon - Ảnh 2.

Món oa cái miến nổi tiếng thành phố Trấn Giang, Trung Quốc

"Nước đầy như vậy khi sôi lên kiểu gì cũng trào ra ngoài", ông Châu Hà Luận, 1 trong những người nhiệt tình quảng bá cho oa cái miến chia sẻ.

 

"Cái vung sẽ giúp nước sôi rất mạnh mà không trào khỏi nồi trụng mì".

Ông Châu còn nói rằng, mì sẽ có thêm hương thơm nếu cái vung được làm từ gỗ quý.

Tuy nhiên, nhiều người từng nếm oa cái miến khẳng định họ chẳng cảm nhận được sự khác biệt khi trụng mì cùng cái vung.

Lý do khiến người Trấn Giang rất đỗi tự hào vì oa cái miến, chủ yếu vì nguồn gốc dân gian đầy thú vị của nó.

"Nơi nào cũng có món mì đặc sản với đặc điểm độc đáo", ông Châu nói.

 

Tại sao người Trấn Giang (Trung Quốc) lại trụng mì cùng cái vung gỗ?

Theo nhiều chuyên gia lịch sử Trung Quốc, oa cái miến đã có từ thế kỷ 18. Sự tích của nó như sau:

Oa cái miến: Món mì nấu mà luôn phải có 1 thứ lạ kỳ, đến Hoàng đế Càn Long cũng tấm tắc khen ngon - Ảnh 3.

Xưa kia, Hoàng đế Càn Long đã ghé vào 1 tiệm mì ở Trấn Giang trên đường về kinh.

Chủ quán biết mình phải tiếp Hoàng đế nên run sợ, lúng túng đến nỗi bất cẩn làm rơi cái vung gỗ vào nồi nước luộc mì. Tưởng sẽ mất mạng vì sai lầm của bản thân, không ngờ Càn Long lại tỏ ra ấn tượng với món mì và hỏi bí quyết là gì.

 

Và từ đó, oa cái miến trở thành món ăn trứ danh của Trấn Giang.

Oa cái miến: Món mì nấu mà luôn phải có 1 thứ lạ kỳ, đến Hoàng đế Càn Long cũng tấm tắc khen ngon - Ảnh 4.

Mì oa cái miến

Trên thực tế, nguyên liệu làm nên oa cái miến rất cơ bản: Sợi mì làm từ bột mì, bột gạo, trứng, nhào cùng chút nước kiềm để tăng độ dai.

Nước dùng và đồ ăn kàm cũng khá đơn giản với lươn, thịt lợn, dấm, xì dầu, tỏi, hành lá.

Oa cái miến cũng là món ăn đánh dấu quan hệ giao thương giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc.

 

Xưa kia, Trấn Giang không có bột mì, thực phẩm chính của người dân là lúa gạo.

Theo sông Trường Giang, các lái buôn đem bột mì về Trấn Giang và thế là oa cái miến ra đời.

"Trấn Giang là nút giao giữa miền Bắc và miền Nam", ông Châu cho hay. "Từ trung tâm thành phố dọc tới bến cảng có vô số nhà hàng bán oa cái miến".

Hiện tại, Trấn Giang có hơn 10.000 tiệm mì phủ sóng mọi ngóc ngách của thành phố, nơi nào cũng nỗ lực tạo ra hương vị đặc trưng để tồn tại.

Nhưng dù thế nào đi nữa, trong nồi trụng mì của Trấn Giang luôn có 1 chiếc vung gỗ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm