Khám phá

Ngôi làng có cái ao không bao giờ vơi nước, dân làng tò mò rút cạn ao: Bên dưới là huynh trưởng của Gia Cát Lượng!

Khám phá bên dưới đáy ao thật sự là một tin vui cho những người yêu thích "Tam quốc diễn nghĩa".

Gia Cát Lượng lâm chung, Lưu Thiện có hỏi 1 câu, Khổng Minh nghe xong bàng hoàng nhận ra con người thật của đối phương / Giải mã bí ẩn gây 'sốc' về khả năng ‘hô phong hoán vũ’, mượn gió đông đánh trận Xích Bích của Gia Cát Lượng

Cái ao bí ẩn ở Giang Tô

Ông Tưởng Nhân Lương năm nay ngoài ngoài 70 tuổi, gia đình ông đã có hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau sinh sống tại thôn Đường Đôn, thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô.

Theo dòng hồi tưởng của ông, từ khi còn nhỏ, ông đã nghe ông nội của mình kể về cái gò đất kỳ lạ ở giữa ao Bồ Đường bên cạnh thôn. Điều thú vị là trong trận hạn hán khốc liệt năm 1934, suốt 3 tháng liền sông hồ khắp nơi không đâu còn nước nhưng cái ao này vẫn không cạn và cái gò vẫn hiên ngang nổi lên giữa mặt nước!

Ngôi làng có cái ao không bao giờ vơi nước, dân làng tò mò rút cạn ao: Bên dưới là huynh trưởng của Gia Cát Lượng! - Ảnh 1.

Cái ao bí ẩn không bao giờ cạn nước. Hình ảnh minh họa

Ông Tưởng Nhân Lương khẳng định suốt 70 năm cuộc đời, ông chưa một lần nhìn thấy cái ao này cạn nước, nó cứ vơi rồi lại đầy. Người dân trong thôn cũng vô cùng tò mò về cái gò đất và cái ao bí ẩn này nhưng mãi cho đến khi dự án xây dựng nhà máy gạch ngói Bắc Cảng được phê chuẩn vào năm 1980, người làng mới có dịp rút nước dưới ao để khám phá sự thật dưới đáy.

Ban đầu họ tìm thấy được rất nhiều những di vật cổ có niên đại từ thời Tam Quốc. Xét thấy khu vực này có giá trị lịch sử, khảo cổ cao nên mọi người đã báo cáo lên chính quyền để thông báo cho đội chuyên gia khảo cổ tới và tiến hành khai quật.

Ngay khi tiến hành rút cạn nước ao bằng công nghệ hiện đại, họ đã phát hiện ra một khối đá bằng ngọc bích có khắc trên đó dòng chữ "Gia Cát Tử Du".

"Tử Du" chính là tên tự của một nhân vật hiển hách, một kì tài giới quân sư trong lịch sử Tam Quốc - huynh trưởng Gia Cát Lượng, Gia Cát Cẩn.

Lăng mộ Gia Cát Cẩn

Ngôi mộ này là một gò đất có diện tích khoảng 5 mẫu (18.000 m2), có chiều cao 4-5 mét, cách mặt nước ao ban đầu 1 mét. Ngoài tấm văn bia bằng ngọc có khắc tên Gia Cát Cẩn thì đội khảo cổ còn tìm thấy những di vật tùy táng như ổ khóa bằng ngọc, tượng ngọc, gương đồng, tiền xu cổ và các đồ dùng bằng gốm khác nhau.

 

Ngôi làng có cái ao không bao giờ vơi nước, dân làng tò mò rút cạn ao: Bên dưới là huynh trưởng của Gia Cát Lượng! - Ảnh 3.

Đồ tùy táng được tìm thấy trong ngôi mộ dưới cái ao bí ẩn. Hình ảnh: Kknews

Gia Cát Cẩn (174 – 241), tên tự là Tử Du, dù không nổi tiếng như người em của mình là Gia Cát Lượng, nhưng cũng chiếm vị trí quan trọng trong triều đình Đông Ngô.

Anh rể của Tôn Quyền là Hoằng Tư sau khi gặp Gia Cát Cẩn đã rất ngưỡng mộ tài năng của ông, bèn tiến cử cho Tôn Quyền. Từ đó, ông trở thành cánh tay đắc lực của Tôn Quyền, và có sự nghiệp chính trị không kém cạnh người em Gia Cát Lượng là bao.

Gia Cát Cẩn là người nhã nhặn, được mọi người nể phục, Tôn Quyền coi trọng, thường hỏi các việc lớn. Năm 229, Tôn Quyền xưng đế, phong Gia Cát Cẩn làm Đại tướng quân, Tả đô hộ, lĩnh chức Dự châu Mục. Tuy trong tiểu thuyết lừng danh "Tam Quốc diễn nghĩa", ông chỉ là nhân vật thứ yếu nhưng trong lịch sử lại chiếm vị trí không nhỏ.

Ngôi làng có cái ao không bao giờ vơi nước, dân làng tò mò rút cạn ao: Bên dưới là huynh trưởng của Gia Cát Lượng! - Ảnh 5.

Cây cầu Dật Tiên Kiều nối sang gò đất, nơi thờ cúng tướng quân Gia Cát Cẩn. Hình ảnh: Kknews

 

Năm 241, Gia Cát Cẩn qua đời, thọ 68 tuổi. Trước khi mất, ông lệnh cho người nhà dùng quan sơ sài, lấy áo thường mà liệm, các đồ táng phải tiết kiệm. Vậy nên những di vật được tìm thấy trong ngôi mộ của ông không có gì xa hoa hay phô trương thân thế.

Hiện nay, nhà máy gạch ngói Bắc Cảng đã bị dỡ bỏ và ngôi mộ nay thuộc khuôn viên xưởng sản xuất của công ty TNHH dược phẩm Thần Mã Thường Châu. Vào năm 2002, ngôi mộ đã được tu sửa lại với kinh phí hơn 100.000 NDT.

Bên trên mặt nước có xây dựng khu vực nghỉ chân tên là Cẩn Viên Đình, và một cây cầu có hình dáng cong cong đặt tên là Dật Tiên Kiều để nối sang gò đất nơi thờ cúng huynh trưởng của "vạn đại quân sư" Gia Cát Lượng – Gia Cát Cẩn.

Không chỉ có Gia Cát Cẩn, người dân còn truyền tai nhau rằng nơi đây còn có những ngôi mộ khác của dòng họ "Gia Cát" hiển hách. Tuy nhiên đến nay, đội khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy được nơi yên nghỉ của những nhân vật khác trong gia tộc này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm