Khám phá

Những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới

Nổi tiếng nguy hiểm nhất thế giới, cầu treo Hussaini là cầu dây thừng cheo leo ở miền bắc Pakistan. Đối với phần đông người dân, đây là lối đi duy nhất để đến thành phố Rawalpindi thuộc tỉnh Punjab. Cầu treo Hussaini bắc qua hồ Borit.

Hoàng đế La Mã và những sở thích "phòng the" khiến người đời "rùng mình" / Thích thú rùa bị bạch tạng nhưng có màu vàng siêu hiếm

Cầu Bất tử (Trung Quốc)

Ảnh minh họa.

Núi Thái hay Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc có ý nghĩa văn hoá và tôn giáo hàng ngàn năm. Đây là một trong 5 núi linh thiêng của Trung Quốc (gọi là Ngũ linh sơn, hay Ngũ nhạc, Ngũ đại danh sơn) gắn liền với bình minh, sự ra đời và phục hưng. Thái Sơn có cầu Bất tử - đó là 3 khối đá khổng lồ và vài khối đá nhỏ hơn nằm chồng bấp bênh lên nhau. Bên dưới là một thung lũng và về phía nam là vực sâu không đáy. Không ai biết cầu Bất tử xuất hiện khi nào, nhưng có lẽ có từ thời kỳ băng hà.

Cầu Cổ Konitsa (Hy Lạp)

Cầu cổ 3 thế kỷ bắc ngang sông Aoos (nước dâng cao vào mùa đông) ở Hy Lạp. Nếu chú ý nhìn kỹ du khách sẽ thấy được quả chuông nhỏ bên dưới cầu mà theo lời dân địa phương thì chuông sẽ rung lên khi có gió thổi đủ mạnh. Nhưng nên cẩn thận vì đi cầu này vô cùng nguy hiểm!

 

Cầu dây thừng Carrick-a-Rede (Ireland)

Đây là cầu treo bện bằng dây thừng ở gần Balintoy, hạt Antrim miền bắc Ireland. Cầu nối đất liền với đảo Carrick nhỏ bé. Cầu thuộc sở hữu và bảo quản của National Trust. Ngày nay cầu là điểm thu hút du khách, với 247.000 du khách đến vào năm 2009. Khi có gió thổi cầu vô cùng nguy hiểm cho người qua cầu.

Cầu Đèo Hoàng gia (Colorado)

Cầu là điểm thu hút du khách, nằm gần thành phố Canon, bang Colorado (Mỹ), trong một công viên chủ đề rộng 150 hécta. Cầu dài 291 mét bắt ngang sông Arkansas và giật kỷ lục cây cầu cao nhất thế giới từ năm 1920 đến 2003, trước khi bị đánh bại bởi Cầu sông Beipanjiang năm 2003 của Trung Quốc.

 

Đây là cây cầu thử thách thần kinh con người, với nhịp cầu chính dài 286 mét. Cầu dài 384 mét và rộng 5,5 mét, sàn cầu bằng gỗ với tổng cộng 1.292 tấm ván. Cầu được treo giữa hai tháp cao 46 mét ở hai đầu.

Cầu dây thừng Inca (Đế chế Inca, Peru)

Cầu treo bên trên hẻm núi và đèo mở lối vào Đế quốc Inca. Những cây cầu loại này là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giao thông của người Inca. Chúng thường được người Chaqui sử dụng để đưa thư ở Đế quốc Inca. Những cây cầu dây thừng loại này đủ mạnh cho người Tây Ban Nha cưỡi ngựa đi qua. Nhưng do cầu quá nặng nên bị võng ở giữa và bị đu đưa khi có gió lớn. Những cây cầu lớn nhất thuộc loại này nằm ở Hẻm núi Apurimac dọc theo con đường chính về phía bắc Cuzco, thành phố miền nam Peru.

Cầu treo Palau Langkawi (Malaysia)

 

Cầu bắc quanh co trên hẻm núi ở Palau Langkawi, đảo lớn nhất trong quần đảo Langkawi của Malaysia. Cầu treo cao 697 mét bên trên mặt biển, tạo một cảnh quan tuyệt vời hướng đến biển Andaman và đảo Tarutao của Thái Lan. Đây là một trong những cây cầu ngoạn mục nhất thế giới và tạo cảm giác mạnh cho du khách. Cầu chỉ có một cột chống cao 87 mét. Cầu dài 124 mét và rộng chỉ 1,82 mét. Ở hai đầu cầu có khoảng tam giác rộng 3,6 mét, và khi đứng trước cây cầu bạn nên biết mình đang ở độ cao 687 mét trên mặt biển.

Cầu Puente de Ojuela (Mexico)

Ojuela là khu mỏ nhỏ nằm ở phía tây bắc thành phố Durango, bang Durango, miền bắc Mexico. Ngày nay Ojuela nổi tiếng là thành phố ma do mỏ đã được khai thác cạn kiệt và chỉ còn cấu trúc duy nhất tồn tại là chiếc cầu treo được dân địa phương gọi là "Puente de Ojuela" (Cầu Ojuela). Cầu nguyên thuỷ được thiết kế bởi hai anh em nổi tiếng Roebling. Lúc được xây dựng Puente de Ojuela được coi là cầu treo dài nhất thế giới. Cầu mới được công ty Penoles xây dựng lại.

 

Cầu treo Hussaini (Pakistan)

Nổi tiếng nguy hiểm nhất thế giới, cầu treo Hussaini là cầu dây thừng cheo leo ở miền bắc Pakistan. Đối với phần đông người dân, đây là lối đi duy nhất để đến thành phố Rawalpindi thuộc tỉnh Punjab. Cầu treo Hussaini bắc qua hồ Borit.

Hiện nay nhiều tấm ván lót cầu đã bị mất và gió lớn khiến cầu đung đưa dữ dội. Mặc dù trông có vẻ nguy hiểm thật sự, nhưng cầu Hussaini trở thành điểm thu hút mạnh những du khách muốn thử thách thần kinh của mình.

Cầu sông Vitim (Siberia, Nga)

 

Cầu bằng gỗ và trông không đẹp đẽ gì. Cầu chỉ đủ rộng cho một chiếc ô tô chạy qua, và tài xế cần đúng 3 phút để vượt chiều dài 570 mét với điều kiện thần kinh thép và tay lái vững vàng. Nếu không chiếc xe sẽ bị rơi xuống sông Vitim từ độ cao 15 mét.

Cầu treo Trift ở Thụy Sĩ

Cầu Trift là cầu treo dài nhất ở Alps chỉ dành cho người đi bộ - dài tổng cộng 170 mét và nằm ở độ cao 100 mét. Cầu bắc qua hồ Triftsee, gần Gadmen (Thụy Sĩ) trong khu vực tiếp đón khoảng 20.000 du khách một năm đến để chiêm ngưỡng sông băng Trift. Cầu trước đó xây dựng năm 2004. Cây cầu thay thế được mở cửa ngày 12/6/2009. Nó được hoàn thành chỉ trong vòng 6 tuần lễ

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm