Khám phá

Nơi nào ở miền Tây có 'vương quốc chà là'?

Vườn chà là có quy mô lớn nhất miền Tây nằm tại Sa Đéc (Đồng Tháp).

5 vùng biển đẹp cho người thích lướt sóng ở Việt Nam / Bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Vườn chà là có quy mô lớn nhất miền Tây nằm tại Sa Đéc (Đồng Tháp). Khu vườn rộng 4.000 m2 tọa lạc trên đường Sa Nhiên - Ca Dao chỉ mới được mở cửa đón khách trong 2 năm trở lại đây, khi cây chà là cho trái đúng vào dịp hè. Trái chà là cho hương vị ngọt bùi và thơm. Ảnh: Du lịch miền Tây.

Vườn chà là có quy mô lớn nhất miền Tây nằm tại Sa Đéc (Đồng Tháp). Khu vườn rộng 4.000 m2 tọa lạc trên đường Sa Nhiên - Ca Dao chỉ mới được mở cửa đón khách trong 2 năm trở lại đây, khi cây chà là cho trái đúng vào dịp hè. Trái chà là cho hương vị ngọt bùi và thơm. Ảnh: Du lịch miền Tây.

Sa Đéc từ lâu đã nổi danh là thủ phủ hoa của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long với truyền thống hơn 100 năm. Nơi đây chuyên cung cấp đủ loại hoa kiểng cho khắp các địa phương lân cận, đặc biệt dịp Tết. Ảnh: Vũ Minh Quân.

Sa Đéc từ lâu đã nổi danh là thủ phủ hoa của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long với truyền thống hơn 100 năm. Nơi đây chuyên cung cấp đủ loại hoa kiểng cho khắp các địa phương lân cận, đặc biệt dịp Tết. Ảnh: Vũ Minh Quân.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là điểm đến nổi tiếng ở Sa Đéc. Ngôi nhà là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Đông - Tây, được xây dựng từ năm 1895. Nhà có 3 gian, mang nét văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Căn nhà là tài sản của ông Huỳnh Cẩm Thuận, thương gia giàu có ở Sa Đéc, để lại cho con trai út là ông Huỳnh Thủy Lê. Ảnh: Ngochang3011.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là điểm đến nổi tiếng ở Sa Đéc. Ngôi nhà là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Đông - Tây, được xây dựng từ năm 1895. Nhà có 3 gian, mang nét văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Căn nhà là tài sản của ông Huỳnh Cẩm Thuận, thương gia giàu có ở Sa Đéc, để lại cho con trai út là ông Huỳnh Thủy Lê. Ảnh: Ngochang3011.

Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung tâm thành phố Sa Đéc. Công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Trung Hoa này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Ảnh: Thanhper.

Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung tâm thành phố Sa Đéc. Công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Trung Hoa này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Ảnh: Thanhper.

Chùa Bà Thiên Hậu hay Thất Phủ Thiên Hậu Cung là địa điểm văn hóa tâm linh được xây dựng năm 1867. Theo Địa chí Đồng Tháp, cùng với tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở đất Gia Định xưa đã có từ cuối thế kỷ 17. Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc là một trong những di tích phản ánh tín ngưỡng này. Ảnh: Vacbalovadi.

Chùa Bà Thiên Hậu hay Thất Phủ Thiên Hậu Cung là địa điểm văn hóa tâm linh được xây dựng năm 1867. Theo Địa chí Đồng Tháp, cùng với tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở đất Gia Định xưa đã có từ cuối thế kỷ 17. Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc là một trong những di tích phản ánh tín ngưỡng này. Ảnh: Vacbalovadi.

Xóm bột đầu tiên ra đời ở Sa Đéc nằm tại xã Tân Phú Đông, về sau lan ra các xã Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây, phường 2,… trong thời điểm cực thịnh. Có những gia đình đã trải qua 3-4 đời làm nghề bột. Ngày nay, tuy đã qua thời kỳ hưng thịnh, nghề làm bột vẫn tạo ra công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động và sản xuất ra trên 30.000 tấn bột/năm, trở thành một trong những thứ đặc sản không thể không nhắc đến khi nói về Sa Đéc. Ảnh: Liêu Lãm.

Xóm bột đầu tiên ra đời ở Sa Đéc nằm tại xã Tân Phú Đông, về sau lan ra các xã Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây, phường 2,… trong thời điểm cực thịnh. Có những gia đình đã trải qua 3-4 đời làm nghề bột. Ngày nay, tuy đã qua thời kỳ hưng thịnh, nghề làm bột vẫn tạo ra công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động và sản xuất ra trên 30.000 tấn bột/năm, trở thành một trong những thứ đặc sản không thể không nhắc đến khi nói về Sa Đéc. Ảnh: Liêu Lãm.

 

Hủ tiếu là một trong những đặc sản, niềm tự hào của người dân Sa Đéc. Bánh hủ tiếu Sa Đéc thơm mùi gạo mới, màu trắng sữa, mềm mà không bở, không dai và vị không chua. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận hủ tiếu Sa Đéc thuộc danh sách 100 đặc sản của nước ta. Ảnh: Damanfood.

Hủ tiếu là một trong những đặc sản, niềm tự hào của người dân Sa Đéc. Bánh hủ tiếu Sa Đéc thơm mùi gạo mới, màu trắng sữa, mềm mà không bở, không dai và vị không chua. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận hủ tiếu Sa Đéc thuộc danh sách 100 đặc sản của nước ta. Ảnh: Damanfood.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm