Khám phá

Phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ ở Anh

Các nhà khoa học từ Đại học Southampton của Vương quốc Anh đã phát hiện ra các hóa thạch khổng lồ có thể thuộc về loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng lang thang trên Trái đất.

Hóa thạch hiếm và mỏng manh được tìm thấy tại một địa điểm bí mật ở Úc / Hóa thạch thực vật 164 triệu năm tuổi, di tích lâu đời nhất về chồi hoa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các hóa thạch đã được tìm thấy trên đảo Wight. Trong số các xương hóa thạch đã được tìm thấy có một đốt sống lưng và xương chậu, cả hai đều được mô tả là "khổng lồ".
Các hóa thạch này được cho là thuộc loài khủng long săn mồi bằng hai chân, mặt cá sấu, dài khoảng 10 mét - kích thước tương đương với một chiếc xe buýt ở London.
Nghiên cứu sinh Chris Barker, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Đánh giá từ kích thước của một số bộ phận, cho thấy đây là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng được tìm thấy ở châu Âu - thậm chí có thể là lớn nhất chưa từng được biết đến”.
Loài khủng long được coi là lớn nhất thế giới này vẫn chưa được đặt tên khoa học chính thức vì cho đến nay có quá ít hóa thạch để chúng được xác định. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những bộ phận bổ sung sẽ sớm được phát hiện.
Hầu hết các hóa thạch của trên đảo Wight đều được phát hiện bởi thợ săn khủng long Nick Chase.
Danh hiệu động vật ăn thịt lớn nhất từng đi bộ trên Trái đất hiện thuộc về Spinosaurus - loài khủng long sống cách đây khoảng 90-100 triệu năm.
Cho đến khi biết nhiều hơn về loài khủng long mới được phát hiện, Spinosaurus tiếp tục giữ danh hiệu là kẻ săn mồi lớn nhất từng bước đi trên Trái đất.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm