Khám phá

Sự thật đẫm máu đằng sau việc Trung Quốc dời đô sang Bắc Kinh

Vì kinh đô Nam Kinh ngập trong máu và xác người, vị Hoàng đế tàn bạo khét tiếng Trung Quốc Minh Thành Tổ quyết định dời đô đến Bắc Kinh?

4 lăng tẩm đế vương đáng sợ nhất Trung Quốc: Lăng Tần Thủy Hoàng chỉ xếp thứ 2 / Bí ẩn ít biết về 10 ngôi đền nổi tiếng của nền văn minh Maya cổ đại

Thập Tam Lăng (13 lăng mộ của nhà Minh) tọa lạc tại phía Nam chân núi Thiên Thọ, huyện Xương Bình, cách thủ đô Bắc Kinh 100km về phía Bắc.
Diện tích khu lăng mộ rộng hơn 120km2, là nơi yên nghỉ của 13 vị hoàng đế nhà Minh. Đây cũng là một trong những di chỉ lăng mộ Hoàng đế được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh của Trung Quốc.
Trong Thập Tam Lăng, Trường Lăng là lăng chính, thờ Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Mặc dù đây là vị Hoàng đế có tiếng trong lịch sử triều Minh, song ông không lên ngôi báu theo chế độ “cha truyền con nối”, không dùng biện pháp hòa bình mà là dùng vũ lực để cướp ngôi, thống trị thiên hạ.
Chân dung Hoàng đế Chu Đệ.
Chân dung Hoàng đế Chu Đệ.
Theo sử sách Trung Quốc, Chu Tiêu – Thái tử của Hoàng đế khai lập ra triều Minh Chu Nguyên Chương qua đời khi còn rất trẻ. Trong hoàn cảnh đó, Hoàng thái tôn Chu Kiến Văn trở thành người kế thừa ngai vàng.
Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Hoàng thái tôn kế thừa ngôi báu. Đó chính là Kiến Văn Hoàng đế.
Tuy nhiên, những ngày giữ ngang vàng, điều hành đất nước của Kiến Văn Hoàng đế kéo dài không được bao lâu.
Chú thứ 4 của ông là Yến Vương Chu Đệ trấn thủ Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), xưng danh“Thanh quân trắc”( có nghĩa là thanh trừ kẻ xấu thân cận bên cạnh quân vương), khởi binh lật đổ nhà vua.
Trong khi việc Hoàng đế bị lật đổ còn chưa rõ ràng, Chu Đệ lấy danh nghĩa người chiến thắng, soán ngôi Hoàng đế, sau đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, trứ danh trong lịch sử Minh triều.
Thanh trừng trung thần, di dời cố đô ngập trong biển máu
Là chư hầu một phương, việc Yến Vương khởi binh phản đối chính quyền trung ương là một hành động đại nghịch bất đạo.
Những quan viên Minh triều trung thành với Kiến Văn Hoàng đế - người được lập nên theo cách chính thống, hợp với luật lệ triều đình, không ngừng phản kháng quân đội của Yến Vương, đáng được coi là những trung thần.
Tuy nhiên, khi Kiến Văn Hoàng đế bị soán ngôi, Yến Vương đã lãnh đạo các anh em huynh đệ của mình khống chế thế cục. Bản thân ông trong chốc lát đã trở thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, tình thế theo đó cũng nhanh chóng đổi thay.
Dù Minh triều vẫn là Minh triều, nhưng trên thực tế, Minh triều đã trở thành triều đại của Yến Vương chứ không còn là của Kiến Văn Đế.
Những trung thần lâu nay luôn ủng hộ Văn Đế, lẽ tự nhiên gặp đại họa, bỗng chốc biến thành những kẻ phản Minh, hay nói trong thời đại ngày nay, chính là những phần tử phản cách mạng.
Chu Đệ chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cách hung tàn cũng như các lý luận của phụ vương Chu Nguyên Chương. Ông cũng là một vị vua máu lạnh khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Theo nguyên tắc của Huyết thống luận: “Lão tử anh hùng nhi hảo hán, Lão tử phản động nhi hỗn đản”, những người tham gia vào các hoạt động phản đối Vĩnh Lạc Hoàng đế đều bị trừng phạt bằng những nhục hình dã man như lột da, thả vào vạc dầu, nấu trong nước sôi…
Tiếng than khóc, kêu gào thảm thiết, ai oán khắp thành Nam Kinh.
Không những vậy, vợ, em gái, em dâu, cháu ngoại …, tất cả những phụ nữ có liên quan đến các bậc trung thần nói trên đều bị Chu Đệ đều bị đưa đến các lầu xanh làm kỹ nữ. Ngay cả những người đã xấp xỉ lục tuần cũng không ngoại lệ.
Thảm cảnh này xảy ra khắp Nam Kinh, thậm chí còn lan đến tận Bắc Kinh.
Sau khi Chu Đệ xưng đế, Nam Kinh chìm trong biển máu.
Bắc Kinh từng là kinh đô của Trung Quốc qua các triều đại: Nguyên, Minh, Thanh và nay là thủ đô của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bắc Kinh từng là kinh đô của Trung Quốc qua các triều đại: Nguyên, Minh, Thanh và nay là thủ đô của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Từ quảng trường cố cung thời Minh cho đến Vũ Đài Hoa ở huyện Phụ Quách, không nơi nào máu không vương vãi. Những hình ảnh này đập thẳng vào mắt tân Hoàng đế, khiến tâm thế ông luôn trong trạng thái bất an.
Theo trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc), Vĩnh Lạc Hoàng đế trước tình thế đó đã phải tính đến chuyện dời đô đến một nơi khác, mà ở đó ông không còn phải chứng kiến những cảnh tượng ám ảnh tâm trí mỗi ngày.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa khiến vị Hoàng đế thứ 3 của Minh triều tính đến chuyện dời đô.
Chu Đệ từng trấn thủ Bắc Bình nhiều năm, hơn ai hết, ông biết nơi này có một vị trí quan trọng như thế nào về mặt quân sự. Trước khi bị Chu Nguyên Chương lật đổ, nhà Nguyên đóng đô tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh).
Thất thế, quân Nguyên dồn về thảo nguyên Mông Cổ, nhưng vẫn không ngừng mở các đợt tấn công hòng tái chiếm lại các mảnh đất do Minh triều cai quản.
Do đó, việc dời đô về phía Bắc nằm trong toan tính của Chu Đệ, nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của những người ủng hộ Nguyên triều.
Trang tin Phượng Hoàng nhận định, một công đôi việc, đó là lý do Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.
Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406 sau Công nguyên), bá quan văn võ tại Bắc Bình phụng chỉ Hoàng đế, điều động hàng trăm vạn người, chính thức xây dựng cung điện Bắc Kinh.
Những di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc như Cố Cung, Thiên Đàn, Đại Miếu và nhiều công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng khác mà chúng ta thấy ngày nay, chính là những công trình được dựng lên sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế dời đô đến Bắc Kinh.
Như vậy, dù Bắc Kinh đã từng được Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chọn làm kinh đô (Đại Đô), nhưng quãng thời gian này chỉ kéo dài 97 năm (1271 – 1368), sau khi Nguyên triều bị Chu Nguyên Chương lật đổ.
Chỉ từ sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô đến Bắc Kinh, địa danh này qua nhiều thời kỳ vẫn liên tục được duy trì làm kinh đô và cũng là thủ đô của Trung Quốc ngày nay.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm