Khám phá

Tham vọng dùng mặt trăng nhân tạo thay đèn đường ở Thành Đô

"Thứ ánh sáng hoàng hôn" của vệ tinh được đề xuất thay đèn điện công cộng ở TP Tây Nam Trung Quốc ước tính có thể chiếu sáng khu vực có đường kính 10 - 18km.

Căn hộ với nguồn năng lượng tích cực này sẽ luôn giúp bạn thư giãn sau giờ làm / Kiên Giang: Khấm khá nhờ trồng cây, nuôi con đặc sản

Tháp Cửu Thiên nổi tiếng tại Thành Đô, Trung Quốc trong một đêm trăng tròn.
Theo tờ Nhân dân nhật báo, các nhà thầu tư nhân tại Thành Đô đang ấp ủ một kế hoạch đầy tham vọng tiến tới giảm bỏ đèn đường ở TP này bằng cách tăng cường ánh trăng tự nhiên bằng một mặt trăng giả vào ban đêm có cường độ ánh sáng mạnh gấp 8 lần.
"Ánh sáng rực rỡ như hoàng hôn" của vệ tinh được ước tính có thể chiếu sáng khu vực có đường kính 10 - 18km, trong khi phạm vi chiếu sáng chính xác có thể được kiểm soát trong vòng hàng chục mét - cho phép nó thay thế đèn đường, chủ tịch Viện nghiên cứu khoa học hàng không vũ trụ và hệ thống vi điện tử Thành Đô Wu Chunfeng nói.
Ông Wu cũng cho biết, cuộc thử nghiệm với vệ tinh nói trên đã bắt đầu cách đây nhiều năm và công nghệ này hiện đã phát triển đủ để cho phép đi vào vận hành năm 2020. Không rõ liệu kế hoạch này có nhận được sự ủng hộ của chính quyền TP hay chính phủ Trung Quốc hay không.
Cũng theo tờ Nhân dân nhật báo, ý tưởng này là của một nghệ sĩ người Pháp, người đã tưởng tượng "có thể treo một chiếc vòng cổ bằng gương cho trái đất để có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời lên các đường phố Paris quanh năm". Tờ báo cũng đưa ra các lập luận nhằm trấn an những người đang lo ngại về tác động của mặt trăng giả đối với động vật hoang dã vào ban đêm.
Trước đề xuất mặt trăng nhân tạo này, nhiều nơi trên thế giới cũng đã có những thử nghiệm hướng tới tham vọng này tuy dựa trên những nền tảng công nghệ khác nhau.
Vào năm 2013, 3 chiếc gương lớn điều khiển bằng máy tính đã được lắp đặt tại thị trấn Rjukan của Na Uy để theo dõi chuyển động của mặt trời và phản chiếu tia sáng của nó trên quảng trường TP. "Rjukan - hoặc ít nhất, một bộ phận nhỏ nhưng quan trọng của Rjukan - không còn gặp khó khăn vì mặt trời không thể chiếu tới", Guardian cho biết vào thời điểm dự án được bắt đầu.
Trước đó, vào những năm 1990, một nhóm các nhà thiên văn và kỹ sư người Nga đã thành công trong việc phóng một vệ tinh vào không gian để làm chệch hướng ánh sáng mặt trời chiếu về Trái Đất, làm sáng nhanh bán cầu thời gian ban đêm.
Theo kinhtedothi.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm