Khám phá

Tiết lộ "choáng" về “cái nôi” hình thành sao chổi

Khi sao chổi lao vào từ các rìa ngoài của hệ mặt trời chúng ta, những cơ thể băng giá này bắt đầu phun ra khí và bụi khi chúng tiếp xúc gần hơn với mặt trời. Sự bùng nổ phát sáng của chúng có thể dẫn đến những cảnh đẹp ngoạn mục trên bầu trời đêm.

Kỳ thú chuyện khỉ Sam trở về từ vũ trụ làm loạn khu trục hạm của Mỹ / Vì sao không gian vũ trụ tối đen dù có nhiều ngôi sao chiếu sáng?

Nhưng sao chổi không hề sinh ra theo cách đó và con đường hình thành ban đầu của chúng đến hệ mặt trời đã được tranh luận trong một thời gian dài.

Sao chổi rất được các nhà khoa học hành tinh quan tâm, bởi vì chúng có khả năng là tàn dư nguyên sơ nhất của vật chất còn sót lại từ sự ra đời của hệ mặt trời.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, một nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm Kathryn ROL và Walter Harris tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona báo cáo về việc phát hiện ra một vùng quỹ đạo nằm ngoài sao Mộc hoạt động như một "cổng sao chổi ".

Tiet lo
Nguồn ảnh: Space.

Con đường này đưa các vật thể băng giá sao chổi đi đến vùng quỹ đạo của các hành tinh khổng lồ sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương rồi vào hệ mặt trời bên trong, nơi chúng có thể trở thành du khách thường xuyên băng qua khu vực Trái đất.

Cổng sao chổi này bắt nguồn từ vành đai Kuiper, một khu vực có các vật thể băng giá ngoài sao Hải Vương và mở rộng ra gấp 50 lần khoảng cách trung bình giữa mặt trời và Trái đất và nơi này chứa hơn 1.000 sao chổi. Những sao chổi này, còn được gọi là sao chổi gia đình Jupiter hay JFC.

Mỗi lần đi qua mặt trời, sao chổi bị hao mòn cho đến khi cuối cùng nó vỡ ra, các chất bay hơi của nó chủ yếu là khí và nước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm