Khám phá

Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?

Để mái của các cung điện trong Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ, không dính phân chim người xưa đã nghĩ ra cách rất hay.

Đảo Socotra độc lạ nhất ở Ấn Độ Dương, được ví như công viên kỷ Jura viễn tưởng / Ngắm cây bonsai gần 400 tuổi vượt qua vụ đánh bom Hiroshima

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện tráng lệ, chứa đựng lịch sử của Trung Quốc qua bao đời nay. Nơi này đang được sử dụng như điểm tham quan nổi tiếng nhất của Trung Quốc (Bảo tàng Cố Cung).

Tử Cấm Thành trải qua hơn 600 năm tồn tại nhưng vẫn tráng lệ như mới. (Ảnh: Sohu)

Tử Cấm Thành trải qua hơn 600 năm tồn tại nhưng vẫn tráng lệ như mới. (Ảnh: Sohu)

Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời nhà Minh và được hoàn thành sau 13 năm. Đến nay trải qua hơn 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành vẫn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, trường tồn với thời gian.

Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ. Có thể thấy, Tử Cấm Thành là công trình vô cùng rộng lớn với nhiều điểm tham quan hấp dẫn. Tử Cấm Thành có rất nhiều giai thoại khác nhau, một trong số đó dù trải qua hơn 600 năm nhưng mái của các căn phòng, cung điện không hề có phân chim hay cỏ dại. Lý do phía sau là gì?

Nhiều nhà khoa học và kiến trúc sư đã tham gia nghiên cứu chủ đề này. Kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng trên tờ “Nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc”. Theo đó, 3 nguyên nhân chính khiến chim chóc không thể xả bẩn trên mái nhà của Tử Cấm Thành.

Màu của mái nhà

Mái của các cung điện trong Tử Cấm Thành đều có màu vàng. Theo quan niệm của người xưa, ngói men vàng và tường đỏ là biểu tượng của hoàng thất.

 

Nhìn từ trên xuống, mái nhà của các cung điện đều có màu vàng đẹp mắt. (Ảnh: Sohu)

Nhìn từ trên xuống, mái nhà của các cung điện đều có màu vàng đẹp mắt. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, màu vàng này lại khiến cho loài chim bị chói mắt và giảm bớt khả năng quan sát. Do đó, chúng sẽ không sà xuống mái nhà.

Ngói có chất liệu đặc biệt

Theo các nhân viên của Bảo tàng Cố Cung, việc sử dụng ngói tráng men cũng có tác dụng trong việc ngăn cản chim trú ngụ ở trên mái nhà. Ngói tráng men thường phản chiếu ánh sáng khi ánh nắng chiếu vào, do đó, chim chóc sẽ cảm thấy khó chịu, không muốn lại gần.

Quá trình nung loại ngói này rất phức tạp, bao gồm lựa chọn vật liệu, thiết kế, đúc khuôn, nung bisque... Trải qua 36 quy trình nên gạch lát thành phẩm rất nhẵn.

 

Mái ngói đều được tráng men và sắp xếp để chim không đậu được quá lâu. (Ảnh: Sohu)

Mái ngói đều được tráng men và sắp xếp để chim không đậu được quá lâu. (Ảnh: Sohu)

Thực tế, tại Trung Quốc có kiểu kiến trúc gọi là “Oanh bất lạc tưởng đỉnh”, nghĩa là chim không thể đậu trên đỉnh. Lối thiết kế này chủ yếu tập trung vào độ dốc, độ rộng của mỗi viên gạch đều lớn hơn khoảng cách giữa các ngón chân của tất cả các loài chim khiến chúng không thể đậu quá lâu hay làm tổ.

Kiểu xây dựng này rất hiệu quả trong việc hạn chế chim chóc đậu và thải phân trên mái nhà.

Tương tự như vậy, nếu một hạt giống rơi xuống mái nhà của Tử Cấm Thành, thì nó cũng sẽ lăn xuống rất nhanh nhờ ngói, hoặc bị mưa lớn cuốn trôi. Cũng vì thế mà chúng không có cơ hội mọc và phát triển.

Dọn dẹp định kỳ

 

Ở thời phong kiến, trong cung thường có riêng bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng, sửa chữa cung điện. Họ đều là những thợ thủ công lành nghề được tuyển chọn từ khắp nơi trên đất nước.

Người ta vẫn thường xuyên dọn dẹp, tu sửa định kỳ phần mái của các công trình trong Tử Cấm Thành. (Ảnh: Sohu)

Người ta vẫn thường xuyên dọn dẹp, tu sửa định kỳ phần mái của các công trình trong Tử Cấm Thành. (Ảnh: Sohu)

Nhóm thợ này sẽ tu bổ lại Tử Cấm Thành 3 năm một lần và sau 5 năm sẽ thay lại mái hiên, xà nhà ở các công trình lớn.

Ngoài ra, họ cũng phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lại các cung điện, khu vực trong hoàng cung. Ngày nay, các nhân viên của bảo tàng Cố Cung vẫn thường xuyên vệ sinh lại phần mái của các cung điện, công trình. Chính vì thế, mái nhà của các cung điện trong Tử Cấm Thành luôn sạch đẹp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm