Kinh doanh và tiêu dùng

Wall Street Journal: Apple tìm cách đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam?

Tờ Wall Street Journal đưa tin Apple đang tìm cách thúc đẩy sản xuất các sản phẩm của hãng ở bên ngoài Trung Quốc.

Oppo Reno8 5G ra mắt với chip Dimensity 1300, RAM 12 GB, sạc 80W, giá từ 8,68 triệu / Smartphone chip Dimensity 8100-Max, RAM 12 GB, sạc siêu tốc, giá gần 14 triệu

Theo Wall Street Journal, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ đang có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất iPhone bên ngoài Trung Quốc tại các địa điểm khác: Ấn Độ và Việt Nam sau những ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19. Công ty đã đưa vào danh sách các trang web ở hai quốc gia châu Á này và đã trao đổi với một số nhà sản xuất hợp đồng của mình về kế hoạch.

Apple sẽ đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam?

Tờ Wall Street Journal đưa tin Apple đang tìm cách thúc đẩy sản xuất các sản phẩm của hãng ở bên ngoài Trung Quốc. Nguồn ảnh: Apple

Việt Nam và Ấn Độ, hai nước đang chiếm tỉ trọng nhỏ trong hoạt động sản xuất của Apple, nằm trong số các quốc gia nhận được sự quan tâm hơn từ Apple.

Người phát ngôn Apple từ chối bình luận. Còn với CEO Tim Cook, khi được hỏi về chuỗi cung ứng Apple hồi tháng 4, ông nói: “Chuỗi cung ứng của chúng tôi thực sự toàn cầu, vì thế các sản phẩm được làm ra ở mọi nơi. Chúng tôi tiếp tục tìm cách tối ưu hóa”.

Apple đã muốn đa dạng hóa từ trước khi Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới vào đầu năm 2020 song các nỗ lực trở nên phức tạp hơn vì dịch bệnh. Công ty Cupertino đang một lần nữa thúc giục và đề nghị các nhà thầu tìm địa bàn xây dựng cơ sở mới.

Năm 2021, các nhà máy tại Ấn Độ chỉ sản xuất khoảng 3,1% lượng iPhone cho Apple. Con số đó có thể tăng lên 6-7% trong năm nay. Toàn bộ phần còn lại được sản xuất tại Trung Quốc.

Ban đầu, Apple có ý định biến Ấn Độ thành "Trung Quốc thứ 2". Tuy nhiên, điều này phải dừng lại vì các đối tác không muốn đầu tư mạnh vào quốc gia đang có nhiều xung đột về chính trị với Trung Quốc. Do đó, công ty đã chuyển hướng sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, hiện là nơi đặt nhiều nhà máy của Samsung.

 

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 17/5 vừa qua tại Mỹ, CEO Tim Cook cho biết, Apple có mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng ở Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Nhà lãnh đạo cũng dự kiến tăng số lượng nhà cung cấp nội địa và nâng tỷ lệ sử dụng sản phẩm trong nước trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia trong ngành cho biết, nguyên nhân khiến Apple vẫn giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài với Trung Quốc là do lực lượng lao động giàu kinh nghiệm, giá nhân công rẻ và mạng lưới các nhà cung cấp linh kiện sâu rộng.

Cụ thể, quốc gia này sở hữu lượng người lao động lành nghề lớn nhất trong khu vực châu Á. Bên cạnh đó, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với Apple để đảm bảo các nhà thầu của họ có đủ đất đai, lao động và nguồn cung cấp để lắp ráp iPhone và các thiết bị điện tử khác. Ngoài ra, một điểm mạnh khác của Trung Quốc đó là thị trường smartphone và máy tính chiếm đến 1/5 doanh thu toàn cầu của Apple.

Tuy nhiên, WSJ cho hay, do chính sách hạn chế nhập cảnh của Trung Quốc, các lãnh đạo và kỹ sư của tập đoàn công nghệ này không thể thường xuyên đến thăm xưởng sản xuất, từ đó khó theo dõi tiến độ làm việc. Tình trạng thiếu hụt năng lượng, mất điện diện rộng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Nhiều năm qua, “Nhà Táo” vẫn luôn tìm cách giảm sự phụ thuộc vào chuỗi sản xuất ở Trung Quốc. Giờ đây, khi tình hình dịch Covid- 19 đã ổn định hơn, hãng sẽ đẩy mạnh kế hoạch này.

 

Sở hữu thị trường lớn và hệ sinh thái phục vụ cho sản xuất lâu đời, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong chuỗi cung ứng cho các công ty công nghệ. Do đó, việc chuyển trọng tâm sản xuất sang Việt Nam hay Ấn Độ sẽ khó tránh khỏi nhiều khó khăn và tốn thời gian.

Đồng thời, kế hoạch này sẽ buộc công ty có trụ sở tại Cupertino phải đầu tư số tiền lớn. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn do lạm phát, thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm