Thị trường

Áp thuế chống bán phá giá với đường đơn của Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia

DNVN - Theo quyết định của Bộ Công Thương, mức thuế chống bán phá với một số sản phẩm Sorbitol (đường đơn) có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia được áp đặt từ hơn 44,3% đến 68,5%.

Người dân gửi gần 5,3 triệu tỷ đồng tiết kiệm / Thời cơ mới để Việt Nam tiếp cận sâu và bền vững thị trường Nhật Bản

Ngày 23/11, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2644 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá chính thức với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Ấn Độ là 52,7%.
Mức thuế này với PT Sorini Agro Asia Corporindo, PT Sorini Towa Berlina Corporindo của Indonesia là 44,39%. Trong khi đó, mức thuế áp dụng với tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia là 57,55%.
Shangdong Tianli Pharmaceutical Co., Ltd bị áp thuế ở mức 44,99%. Mức thuế 68,5% được áp đặt với tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Bộ Công Thương vừa quyết định áp thuế chống bán phá giá với đường đơn của Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.
Các mức thuế chống bán phá giá trên chính thức có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2021. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là 5 năm kể từ ngày 23/11/2021.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các quy định liên quan cũng như Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc gia tăng đột biến. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Theo Bộ Công Thương, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, phát triển nguồn nguyên liệu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp PVTM, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả... để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.
Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm