Bất động sản

Thừa Thiên Huế: Công khai thông tin quy hoạch, ngăn chặn “cơn sốt đất ảo”

DNVN - Nhằm chủ động trong công tác quản lý nhà nước thị trường bất động sản và giá đất, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, về việc tăng cường công tác quản lý giá đất và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế: Quảng cáo nhà ở riêng lẻ thành dự án bất động sản cao cấp, Khải Tín Group bị phạt 100 triệu đồng / Thừa Thiên Huế: Gần 6.500 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển

Theo đó, thời gian gần đây, qua công tác chỉ đạo điều hành và nắm bắt các thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí, giá đất ở tại một số tỉnh trên địa bàn cả nước tăng lên đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo làm ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội và việc triển khai các dự án đầu tư; thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có hiện tượng dao động tăng nhẹ.

Năm 2020, Khải Tín Group từng “vẽ” khu đất 67 Vạn Xuân (TP. Huế) từ dạng nhà ở riêng lẻ thành dự án nhà phố liền kề cao cấp để rao bán và đã bị ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế ngăn chặn, xử phạt.

Năm 2020, Khải Tín Group từng “vẽ” khu đất 67 Vạn Xuân (TP. Huế) từ dạng nhà ở riêng lẻ thành dự án nhà phố liền kề cao cấp để rao bán và đã bị ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế ngăn chặn, xử phạt.

Để ổn định thị trường bất động sản, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn, đảm bảo kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án vi phạm về xây dựng, không thực hiện bảo lãnh, chưa nghiệm thu chất lượng đã đưa vào sử dụng.

Rà soát các dự án bất động sản, không để đất hoang hóa, dự án không triển khai; công khai danh sách dự chậm tiến độ do vướng pháp lý đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư chậm trễ việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.

Tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

 

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông,… gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý… vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.

“Rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật về kinh doanh bất động sản”, Chỉ thị nêu rõ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của đơn vị theo quy định để phục vụ việc kiểm tra các dự án đầu tư bất động sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh, cũng như công khai thông tin các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị được phê duyệt chủ trương đầu tư trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt tăng cường công tác quản lý giá đất trên địa bàn, đảm bảo giá đất cụ thể khi được xác định và phê duyệt phản ánh đúng tình hình giá đất tại địa phương, làm thông tin cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh bảng giá đất; khảo sát ngăn chặn việc đẩy giá đất lên cao bất hợp lý.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm soát và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tình hình biến động giá đất trên địa bàn. Có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 

Quản lý chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai về việc tách thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm định nhu cầu sử dụng đất; xử lý nghiêm đối với với các hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

“Sở Tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định giá đất, bảng giá đất tỉnh, tăng cường công tác kiểm soát hồ sơ xây dựng giá đất, đảm bảo nguyên tắc xác định giá đất theo quy định. Quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương”, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm