Thị trường

Cải tạo chung cư cũ: Giải bài toán khó về lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp

(DNVN) - Các chuyên gia, doanh nhân và doanh nghiệp bất động sản đã vạch ra những bất cập về cải tạo chung cư cũ trong chương trình café Doanh nhân với chủ đề: “Giải pháp thúc đẩy tiến độ cải tạo chung cư cũ” diễn ra vào sáng 15/12 tại Hà Nội.

Bộ Công thương mở đợt cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Kỷ Hợi 2019 / Nhận diện kinh tế phi chính thức ở Việt Nam

Thực trạng các chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay đang gây không ít nguy hiểm cho cư dân, đi ngược lại xu hướng phát triển đô thị theo hướng hiện đại. Các giải pháp thúc đẩy tiến độ cải tạo chung cư cũ được coi là một vấn đề nóng và chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm
Theo LS Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Nghị quyết 34/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp mặc dù đã được ban hành vào năm 2007 nhưng việc triển khai nghị quyết này lại không khả thi.
Toàn cảnh Chương trình café Doanh nhân với chủ đề: “Giải pháp thúc đẩy tiến độ cải tạo chung cư cũ”. (Ảnh: Báo DĐDN)

Toàn cảnh Chương trình café Doanh nhân với chủ đề: “Giải pháp thúc đẩy tiến độ cải tạo chung cư cũ”. (Ảnh: Báo DĐDN)

Khẳng định cần thiết phải tiến hành cải tạo chung cư cũ, LS Trần Hữu Quỳnh đã so sánh những vấn đề bất cập của chung cư cũ với gần 600 quả bom nổ chậm. Đề tài về chung cư cũ liên quan trực tiếp đến Luật Nhà ở, nhìn vào quá khứ thực hiện nghị quyết 34 không khả thi.
Đề cập đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Reenco Sông Hồng cho biết, với việc cải tạo chung cư cũ, làm sao mà doanh nghiệp có lãi và người dân phải có lợi, được thỏa mãn điều kiện. Đây là một chân lý cần được đi đến cùng khi hiện nay đại bộ phận các khu đền bù cho người dân vẫn chưa được đảm bảo.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Reenco Sông Hồng. (Ảnh: Báo DĐDN)

Ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Reenco Sông Hồng. (Ảnh: Báo DĐDN)

Hiện nay trong nội đô có quy định không được tăng mật độ xây dựng, không được tăng mật độ dân số. Mặc dù Hà Nội đã có cơ chế đặc thù giao cho các tập đoàn lớn, tổng công ty nhưng vẫn chưa triển khai được nhà ở xã hội khi cải tạo các chung cư cũ, vì không được tăng chiều cao, không được tăng dân số thì không có lời. Trong khi đó, người dân không chấp nhận đền 1-1.
Cùng chung quan điểm với ông Nguyễn Thế Điệp, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Công ty Bất động sản Hanhud cho biết: Bài toán khó hiện này đó là làm thế nào để giải quyết được bài toán lợi ích giữa doanh nghiệp thực hiện và người dân. Đây cũng là những khó khăn tồn tại trong thời gian vừa qua, khiến cho hoạt động cải tạo chung cư cũ vẫn "dậm chân tại chỗ".
Do vậy, ông Nguyễn Văn Đính đề xuất, cần cơ chế chính sách của Nhà nước để làm hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân. Để làm được điều này cần giao quyền cho UBND Thành phố Hà Nội để có sự chủ động trong việc thực hiện cải tạo chung cư cũ, dưới sự giám sát, kiểm tra, vào cuộc của các cấp cao hơn như Chính phủ. Đồng thời, phải làm lại các bản quy hoạch, đặc biệt là các quy hoạch chi tiết về cải tạo chung cư cũ, đảm bảo quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch chung tại khu vực đó. Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tiến hành cải tạo chung cư cũ luôn thay vì phải tiếp tục phải xin quy hoạch.
Trong khi đó, ông Hoàng Minh Sơn - đại diện doanh nghiệp Phương Bắc chia sẻ, cần xây dựng lộ trình cải tạo và tiến hành phân loại chung cư: Cái nào cần làm trước cần làm sau.
Tiếp theo là sự phối hợp ba bên, người dân, nhà đầu tư và chính quyền. Các cơ quan có thẩm quyền cần đẩy mạnh cải cách thủ tục pháp lý giúp nhà đầu tư thực hiện nhanh dự án cải tạo.
Tham gia chương trình, các chuyên gia còn chia sẻ những bất cập về thành lập Ban Quản trị nhà chung cư hay công tác truyền thông cho quá trình cải tạo và tiến độ xử lý cải tạo đồng bộ, cũng như vấn đề tái định cư cho người dân...
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm