Thị trường

Cơ hội mới - xu thế mới cho doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản công nghiệp

DNVN - Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có điểm nhấn và dần được khôi phục kể từ năm 2016 đến nay, việc đầu tư vào bất động sản (BĐS) công nghiệp là cơ hội mới và xu thế mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 máy bán hàng tự động vào năm 2020 / Tăng trưởng thấp nhất 8 năm, sức ỳ của nông nghiệp vốn vẫn là chuyện “cơm bữa”

BĐS công nghiệp có nhiều dư địa...
Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019 với chủ đề "Bối cảnh mới - Chính sách mới - Cơ hội mới" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tạp chí Thương gia phối hợp tổ chức vào sáng 23/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định: BĐS công nghiệp đang là phân khúc hấp dẫn nhất trong năm 2019. Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp srn xuất trong khu vực ĐNA.
"Trong xu thế thị trường BĐS sẽ đi vào trật tự và ổn định hơn, khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách, phân khúc BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển. Cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đây sẽ là phân khúc có đà phát triển rất tốt, nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ và Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có", Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam phát biểu khai mạc tại diễn đàn.

Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam phát biểu khai mạc tại diễn đàn.

Đề cập tới chủ đề của diễn đàn, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, không nên dùng từ "phát triển" mà dùng từ "cơ hội mới, xu thế mới" để nói về một khả năng đầu tư dành cho mọi doanh nghiệp.
Lý giải cho nhận định này, TS Nguyễn Đình Cung cho biết: Dù tăng trưởng vẫn còn nhiều thách thức, song nền kinh tế đã có điểm nhấn. Tăng trưởng đã dần được khôi phục lại kể từ năm 2016 đến nay; tỷ trọng thương mại quốc tế so với GDP năm 2017 đạt mức cao nhất trong số 20 quốc gia đông dân nhất thế giới. Đặc biệt, kinh tế Việt Nam không thể không nói đến những trào lưu mới tạo nên những sự chuyển dịch mới có quy mô lớn ở trong nước.
“Tôi khẳng định, quá trình đô thị hoá sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực trên thị trường và tạo nên những thay đổi lớn”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng: phân bổ nguồn lực dựa trên nguyên tắc thị trường; tăng trưởng theo chiều sâu trên nền tảng của KHCN và đổi mới sáng tạo; phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp hướng đến những ngành công nghiệp chế tác, chế tạo giá trị gia tăng cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trên nền tảng CN 4.0, kế hoạch phát triển đến năm 2020, tổng diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp sẽ tăng gấp đôi.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thương mại điện tử đang tạo nên nhu cầu phát triển nhu cầu hạ tầng và công nghệ hiện đại, kết nối xuyên suốt và đồng bộ.
Trong khi đó, Việt Nam lại đang thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2018, tổng vốn FDI cam kết đạt gần 35,46 tỷ USD; tổng vốn FDI vào KCN, KKT và vốn tăng thêm đạt trên 8,3 tỷ USD. Chiến lược thu hút FDI đang được xây dựng hướng tới nguồn vốn FDI thế hệ mới với tiêu chuẩn cao về công nghệ và phát triển bền vững trong khi đó, nguồn cung BĐSCN lại chưa đáp ứng được nhu cầu.
Đến nay, Việt Nam đã có gần 95.000 ha đất KCN, trong đó 80.000 ha đã được xây dựng; 17 KKT ven biển. Sức hấp dẫn của BĐS Công nghiệp Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố: Chi phí lao động thấp; giá thuê đất hợp lý; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; sự tham gia vào các hiệp định thương mại...
Ông Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Đến hết năm 2018: 326 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha; 251 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha; tỷ lệ lập đầy các KCN đi vào hoạt động đạt 73,9%; 88% KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường BĐS công nghiệp như hiện tại là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuât khẩu; việc xúc tiến hành lập các KCN và kinh tế trọng điểm; sự tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp
Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình như Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam. Gói đầu tư này đã góp phần tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng củ thị trường Việt Nam trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới.
... nhưng không ít bất cập
Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM chia sẻ tại diễn đàn.

Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM chia sẻ tại diễn đàn.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, thực trạng phát triển BĐS công nghiệp của Việt Nam còn tồn tại một loạt bất cấp như: Hạ tầng kết nối đa phương tiện thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu; Thị trường KCN Việt Nam còn non trẻ - đang trong giai đoạn khởi đầu: hạ tầng, nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Trong khi đó, đóng góp của KCN, KKT vào GDP còn chưa tương xứng với tiềm năng; Nhiều khu công nghiệp tỷ lệ lấp đầy thấp, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Bộ tỷ lệ này dưới 30%; Xây dựng mô hình KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững chậm; Tính đồng bộ ngay trong nội bộ KCN chưa cao; Định hướng và chính sách của nhà nước đã có, nhưng chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh.
"BĐS công nghiệp phải thay đổi: từ cả định hướng chính sách của nhà nước và từ phía các nhà đầu tư", ông Cung khẳng định.
Trong khi đó, ông Trần Quốc Trung cho biết, các KCN cũng đang gặp một số hạn chế như: công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội và đời sống công nhân trong KCN chưa được cải thiện rõ rệt; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong các KCN còn thiếu; việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN còn khó khăn; chính sách hiện hành còn một số điểm vướng mắc chưa thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển các KCN.
Theo Viện trưởng CIEM, thực tế trên đặt ra yêu cầu đối với phát triển BĐSCN giai đoạn tới, đó là thay đổi cách tiếp cận về đầu tư BĐS công nghiệp, theo đó phải hình thành các khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ hay cao hơn là các thành phố công nghiệp, đô thị thông minh. Thận trọng trong định hướng chính sách – Quy hoạch hệ thống BĐSCN trên cơ sở luận chứng khoa học, tránh cảm tính. Về chính sách, cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS công nghiệp; Tập trung nghiên cứu và định hướng phát triển thị trường theo hướng khắc phục các thất bại của thị trường BĐS công nghiệp; Chuẩn bị kỹ lưỡng cho phát triển thị trường TMĐT và các xu hướng sản xuất kinh doanh của CMCN 4.0...
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm