Thị trường

Đề xuất điều chỉnh thuế suất, hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi để duy trì ổn định chuỗi cung ứng nông sản

DNVN – Theo thống kê từ đầu năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 5-7 lần, mỗi lần 200-300 đồng/kg. Điều này có tác động rất lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Điều chỉnh thuế suất ngô hạt, khô đậu tương, nguyên liệu đầu vào... là những biện pháp Tổng cục Thống kê kiến nghị nhằm đảm bảo duy trì ổn định chuỗi cung ứng nông sản.

Thu lợi nhờ chăn nuôi gà an toàn sinh học / Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam triển khai chăn nuôi công nghệ cao

Ngành chăn nuôi lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt

Ngành chăn nuôi trong nước hiện đang phải hứng chịu khó khăn kép từ dịch bệnh Covid-19 khi việc tiêu thụ nông sản khó khăn, giá bán không những không tăng mà còn giảm mạnh nhưng giá thức ăn chăn nuôi lại tăng chóng mặt.

Ngay đầu tháng 3, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) đã đồng loạt gửi thông báo tăng giá đến khách hàng với mức tăng 300 - 400 đồng/kg, cá biệt có công ty tăng giá đến 600 - 800 đồng/kg. Đây là đợt tăng giá mới nhất và cao nhất từ trước đến nay của mặt hàng này và là tháng thứ 5 liên tiếp các công ty thông báo tăng giá tới khách hàng.

Một số hộ chăn nuôi có thâm niên so sánh giá TACN thời gian qua tăng nhanh không khác gì diễn biến của đợt lạm phát năm 2008. Nhưng điểm khác biệt là thời kỳ lạm phát giá cám tăng thì giá bán heo, gà, trứng cũng tăng, còn bây giờ thì ngược lại.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, ngành chăn nuôi của VN trong suốt cả năm 2020 và đầu năm 2021 chỉ có heo là vẫn có lời do nguồn cung thiếu hụt vì dịch tả heo châu Phi trước đó. Còn lại, chăn nuôi gà, vịt, trứng đều thua lỗ nặng nề và kéo dài.

Sau tết, giá bán gia cầm trong nước đang có sự hồi phục nhẹ vì hàng nhập khẩu về giảm hơn trước bởi khó khăn về container rỗng cũng như nhu cầu nhiều nước về thịt gà tăng lên. Thế nhưng, với việc tăng giá TACN quá nhanh như thời gian qua thì giá thành đã vượt xa mức tăng giá. Do đó, người chăn nuôi gia cầm tiếp tục kéo dài chuỗi thua lỗ của cả năm 2020 sang năm 2021 và cũng chưa biết khi nào mới hết.

Ông Phạm Đức Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho biết, giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh thời gian qua do các yếu tố về mất mùa và nhất là Trung Quốc đột ngột mua nguyên liệu với số lượng kỷ lục dẫn đến giá tăng trên quy mô toàn cầu

Bên cạnh đó là tình trạng thiếu container rỗng để vận chuyển hàng hóa cũng làm giá nguyên liệu về đến VN tăng lên. "So với mức tăng của nguyên liệu thì giá bán lẻ tăng thấp hơn nhiều do các doanh nghiệp thường mua hàng trữ rồi đưa vào sản xuất dần" - ông Bình nhận định.

Cũng theo ông Bình, với các tác động nói trên, ngành sản xuất TACN và ngành chăn nuôi của VN trong thời gian tới sẽ có những biến động lớn. Với sản xuất TACN, những công ty có nhiều vốn, dự đoán tốt thị trường để mua hàng khi giá còn thấp bây giờ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Đề xuất điều chỉnh thuế suất, hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi để duy trì ổn định chuỗi cung ứng nông sản.

Đề xuất điều chỉnh thuế suất, hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi để duy trì ổn định chuỗi cung ứng nông sản.

Điều chỉnh thuế suất, hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi

Tại buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế, xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021, bà Nguyễn Thị Hương- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,83%. Tất cả những yếu tố này dẫn đến việc tăng giá của nhiều loại vật tư, phân bón nông nghiệp, như chúng ta thấy thời gian qua.

Chung lo ngại với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, ông Dương Mạnh Hùng- Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cho biết, từ đầu năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 5-7 lần, mỗi lần 200-300 đồng/kg. Theo ông Hùng, với chăn nuôi, đặc biệt là những ngành mà chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu vào như nuôi lợn, cá tra, hay tôm, điều này tác động rất lớn.

Ông Nguyễn Việt Phong- Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ cảnh báo hiện tượng nhập siêu gia tăng thời gian qua. Ông Phong khuyến cáo, ngành nông nghiệp cần sớm thúc đẩy các chuỗi giá trị cung ứng nông sản để cân bằng cán cân thương mại.

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Nguyễn Việt Phong kiến nghị Chính phủ có những chính sách hạ nhiệt thức ăn chăn nuôi, như điều chỉnh thuế suất ngô hạt, khô đậu tương, hay một số nguyên liệu khác, nhằm giúp bà con nông dân duy trì sản xuất. Bên cạnh đó, trong dài hạn, bảo đảm thị trường thức ăn chăn nuôi giúp giảm tác động của xu hướng ly nông, vốn xuất hiện từ lâu ở đại bộ phận lao động trẻ nông thôn.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm